Hồ sơ tài liệu

Việt Nam xem xét mua máy bay tàng hình đối phó Trung Quốc?

17/06/2015, 13:38

Việt Nam cân nhắc mua máy bay tàng hình trước những hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.

gripen_large

Chiến đấu cơ Gripen của Saab 

Báo chí phương Tây đưa tin, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từng căng thẳng vào giữa năm 2014 khi Bắc Kinh ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Không chỉ vậy, trong thời gian hoạt động trái phép, tàu Trung Quốc còn nhiều lần cố tình va chạm, thậm chí là đâm chìm tàu cá của Việt Nam khiến dư luận trong nước và quốc tế vô cùng phẫn nộ.

Mới đây, Trung Quốc tiếp tục làm “dậy sóng” Biển Đông bằng việc tăng cường các hoạt động bồi đắp đất, cải tạo đảo quanh khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bắc Kinh còn tự tuyên bố rằng các hoạt động xây dựng trên Biển Đông không chỉ đáp ứng nhu cầu dân sự mà cả quân sự.

Theo Reuters, Việt Nam đang rất quan tâm tới các máy bay quân sự của Mỹ và châu Âu nhằm đối phó với những hành vi ngang ngược, trái pháp luật của Trung Quốc trên Biển Đông.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Mỹ hiện đang chiếm 29% thị phần cung cấp vũ khí thế giới giai đoạn 2009 – 2013. Vì thế, khi Việt Nam quyết định mua vũ khí trong năm nay, đó là một việc làm hết sức cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích trên Biển Đông. Theo một báo cáo của Reuters, Việt Nam có một danh sách dài về các loại vũ khí cần mua.

Theo báo chí phương Tây, để thay thế hạm đội 100 tiêm kích MiG-21 của Nga, Việt Nam đã cân nhắc về các loại máy bay do Boeing và Lockeed Martin sản xuất. Việt Nam cũng đang xem xét giá cả đối với máy bay giám sát hàng hải như máy bay trinh sát săn ngầm P-8A Poseidon của Boeing và máy bay tuần biển Sea Hercules - phiên bản máy bay vận tải C-130 của Lockheed.

vukhiaumy-5_bkqa
Máy bay trinh sát săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ cũng đang được Việt Nam cân nhắc.

Trong khi đó, một số nguồn tin phương Tây và Nga nhận định Việt Nam có khả năng sẽ đầu tư để mua máy bay  Gripen hoặc Eurofighter Typhoon hiện đại để thay thế cho các tiêm kích Mig-21 đã lạc hậu.

Máy bay không người lái, tàng hình nhằm mục đích giám sát hiện cũng đang được Việt Nam tìm kiếm. Các thông tin này chưa được xác thực nhưng Việt Nam có khả năng mua từ loại máy bay nhỏ Boeing ScanEagle đến loại lớn như Atomics Predator, thậm chí là Fury của Lockheed Martin.

fury_large
Máy bay chiến đấu Fury của Lockheed Martin trên không.

Đối với trên biển, Việt Nam đang chuẩn bị mua 5 tàu tuần tra cao tốc của hãng Metal Shark sản xuất. Những tàu này sẽ cùng ba tàu ngầm Kilo của Nga hỗ trợ cho lực lượng hải quân Việt Nam.

Theo báo cáo gần đây, Việt Nam đã ký kết một hợp đồng lớn nhất để mua 5 tàu tuần tra Defiant 75 do Metal Shark sản xuất trị giá 18 triệu USD. Nếu các hợp đồng với Boeing hay Lockheed Martin đạt được, đây sẽ là dấu mốc quan trọng đối với nhà thầu Mỹ kể từ sau khi Washington nới lỏng chính sách cấm vận vũ khí với Việt Nam vào 10/2014, theo Reuters.

metal-shark-75-defiant_large
Tàu tuần tra Defiant 75 do Metal Shark sản xuất có giá khoảng 3,6 triệu USD/chiếc.

Nguồn tin quốc phòng còn cho biết trên Reuters, Việt Nam cũng đang thảo luận với nhà sản xuất Eurofighter về tiêm kích Typhoon hay tiêm kích hạng nhẹ F/A-50 do Hàn Quốc và Lockheed Martin sản xuất.

metal-shark-defiant_large
Tàu tuần tra Defiant 165 là con tàu lớn nhất của Metal Shark 

Từ năm 2009, Việt Nam đã kí thỏa thuận mua thêm ba tàu ngầm của Nga trị giá 2,6 tỉ USD trong khi ngân sách quốc phòng được cho là không dưới 3,4 tỉ USD/năm, Reuters cho biết thêm. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.