Thế giới

WHO: Có nơi ngồi trong nhà cũng bị ô nhiễm không khí

04/05/2018, 11:16

Có đến 9 trên 10 người trên hành tinh của chúng ta đang phải sống cùng với tình trạng không khí bị ô nhiễm

Thành phố của Nigeria bị bao trùm trong khó

Thành phố của Nigeria bị bao trùm trong khói bụi

Một nghiên cứu mới của WHO vừa cho kết quả, có đến 9 trên 10 người trên hành tinh của chúng ta đang phải sống cùng với tình trạng không khí bị ô nhiễm, đặc biệt có những nơi, ở trong nhà cũng bị ô nhiễm. 

Để thực hiện nghiên cứu trên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thu thập dữ liệu không khí từ hơn 4.300 thành phố và 108 quốc gia trong giai đoạn 2008-2015.

Kết quả cho thấy, người dân các nước châu Á và châu Phi hiện đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng hơn cả. Các khu vực này là nơi xảy ra hơn 90% số ca tử vong do ô nhiễm môi trường.

Peshawar và Rawalpindi ở Pakistan, Varanasi và Kanpur ở Ấn Độ, Cairo ở Ai Cập là những đô thị có nồng độ ô nhiễm cao nhất. 

Muội than đen xì trên tay người dân

Quét tay qua ô tô trên đường, muội than đen xì trên tay người dân

Những hạt bụi li ti trong không khí gồm có sulfate, nitrat và cacbon đen - được thải ra chủ yếu bởi lưu lượng lớn phương tiện giao thông, các nhà máy điện, nhà máy công nghiệp và nông nghiệp.

Đó được gọi là ô nhiễm dạng hạt, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, ung thư phổi, bệnh tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và đột quỵ. Theo WHO, ô nhiễm không khí gây ra cái chết của khoảng 4,2 triệu người trong năm 2016.

Đặc biệt, báo cáo của WHO còn ghi nhận một nguồn ô nhiễm không khí khác xảy ra ở các khu vực đang phát triển, đó là ô nhiễm trong nhà. Theo WHO, hơn 40% dân số thế giới không được không được tiếp cận với nguồn nhiên liệu sạch để nấu ăn và thắp sáng. Vì vậy, họ phải sử dụng gỗ, phân khô hoặc than để nấu nướng và sưởi ấm, tạo ra bụi không khí trong nhà.

Những cải tiến trong công nghệ năng lượng không bắt kịp với tốc độ tăng trưởng dân số chính là nguyên nhân của 3,4 triệu ca tử vong do ô nhiễm trong nhà năm 2016, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là phụ nữ và trẻ em.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.