• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Xe hỏng trên đường cao tốc, làm sao để tránh tai nạn?

26/12/2016, 16:19

Khi xe bị hỏng trên đường cao tốc, lái xe cần gọi ngay số điện thoại khẩn cấp và có biện pháp cảnh báo.

tai-nan-cao-toc-ha-noi-hai-phong
Khi xe hỏng trên đường cao tốc, lái xe cần có biện pháp cảnh báo và gọi điện ngay cho lực lượng cứu hộ                                                                                Ảnh: Internet

Vụ tai nạn xảy ra trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng lúc 19h, ngày 24/12 đoạn qua địa bàn huyện Gia Lộc (Hải Dương) làm 2 người chết tại chỗ. Nguyên nhân ban đầu được xác định là chiếc xe Ford Ranger dừng trên cao tốc để thay lốp thì bị chiếc xe bồn chở dầu lao tới, đâm vào đuôi xe.

Theo thông tin, trên xe bán tải có 3 người, trong khi 2 người xuống thay lốp xe bị xịt, một người đứng báo hiệu cho các xe khác. Tuy nhiên, do trời tối, xe bồn có tốc độ lưu thông nhanh nên dù người đứng báo hiệu đã cố la hét vẫn không ngăn được vụ tai nạn. Hai người thay lốp không kịp chạy thoát, bị xe bồn đâm chết tại chỗ.

Vụ tai nạn này khiến cộng đồng mạng xôn xao bàn tán về cách thức xử lý sự cố hỏng xe trên đường cao tốc để bảo đảm an toàn cho bản thân cũng như các xe lưu thông trên đường?

Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với Xegiaothong.vn, ông Lê Xuân Tú, Phó Giám đốc Ban Quản lý đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng cho biết, theo quan sát ban đầu qua hệ thống camera của trung tâm quản lý, chiếc xe Ford Ranger đỗ ở làn dừng khẩn cấp nhưng nhô ra phần đường bên ngoài một chút.

Về hạ tầng trên đoạn đường này, ông Tú cho biết, tất cả các yếu tố đều không có gì bất thường và đảm bảo đúng các tiêu chuẩn. Tuy đoạn đường này không có điện nhưng có đầy đủ hệ thống phản quang để lái xe có thể nhận biết cách đó tối thiểu 500 mét. “Tuy nhiên đó chỉ là những quan sát ban đầu. Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng điều tra nên chúng tôi chưa thể đưa ra nhận định ai đúng ai sai trong vụ tai nạn này”, ông Tú cho biết.

Nhận định về vụ việc trên, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ cao tốc (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, theo quan sát hiện trường trước khi xảy ra tai nạn thì chiếc xe Ford Ranger tuy đỗ ở làn đường dừng khẩn cấp nhưng lại nhô ra ngoài khoảng 40cm. Hơn nữa, hai người trên xe lại ngồi trên đường thay lốp nên chiếm thêm khoảng 80 cm nữa. Như vậy là rất nguy hiểm.

Với câu hỏi, khi gặp sự cố trên đường cao tốc, lái xe cần làm gì để không xảy ra những vụ tai nạn tương tự, ông Tuấn tư vấn: "Về nguyên tắc, trong trường hợp xe xảy ra sự cố trên đường cao tốc mà không thể di chuyển về làn dừng khẩn cấp thì điều đầu tiên lái xe phải thực hiện là bằng mọi cách có biện pháp cảnh báo đối với các phương tiện khác. Tiếp sau đó là gọi ngay cho lực lượng cứu hộ theo số điện thoại Hotline được thông báo trên đường để được trợ giúp. Theo quy định, tối đa trong 30 phút kể từ khi nhận được tin báo, lực lượng cứu hộ sẽ phải có mặt để xử lý sự cố".

“Thông thường ở mỗi chiếc xe nhập khẩu thường có các tấm biển tam giác phản quang. Khi đó lái xe cần lấy ngay tấm biển đó và đặt cách đuôi xe khoảng 100 mét để cảnh báo. Đối với những xe không có công cụ như trên thì phải sử dụng mọi biện pháp hay các đồ dùng trên xe để có thế cảnh báo được hoặc đẩy xe vào làn khẩn cấp. Tất nhiên là không nên ngồi thay lốp xe ngay trên đường như vậy, sẽ rất nguy hiểm”.

“Đối với mỗi chiếc xe, theo tôi cũng cần chủ động trang bị cho mình nhưng thiết bị phản quang để sử dụng khi cần thiết. Chúng ta có thể mua một vài cái chóp phản quang đặt trên đường, cách đuôi xe khoảng 100m để cảnh báo. Đây là những công cụ rất thông dụng, dễ tìm mà lái xe cần dùng khi có sự cố trên đường để bảo đảm an toàn”, ông Vũ Anh Tuấn khuyến nghị.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.