10 ca ngộ độc vì ăn sứa biển

14/05/2014, 18:26

Ngày 13/5, bác sỹ Nguyễn Hoàng, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa huyện (BVĐK) huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Trong vòng gần một tháng, tại đây đã tiếp nhận 10 ca ngộ độc do ăn sứa biển.

Chỉ chưa đầy 1 tháng, đã có 10 ca ngộ độc do ăn sứa biển tại huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế, Đa phần các bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng suy kiệt nặng, nóng cao, nôn mửa, mất nước nhiều. 

Sứa biển
Một trong những loại  sứa biển có độc tố rất cao, ăn vào dễ dẫn đến ngộ độc

Mới đây, vào tối 12/5, BVĐK huyện đã tiếp một ca bệnh nhân Trần Oanh ( SN 1976 thị trấn Sịa) bị ngộ độc thực ăn do ăn sứa biển sau khi đã chế biến. Rất may bệnh nhân được  đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Theo  bác sĩ Hoàng:  Đa phần các bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng suy kiệt nặng, nóng cao, nôn mửa, mất nước nhiều. Do đó, đề nghị người dân không nên ăn sứa biển đầu mùa vì độc tố rất cao, nếu làm không sạch, rất dễ dẫn đến ngộ độc  và gây đến tử vong ngay sau khi ăn.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyến Viết Nhân (Trưởng bộ môn Hóa Sinh-Đại học Y Khoa Huế) cho biết:  Các vết châm, cắn do một số loài cá, sứa và các loài động vật biển khác gây ra đều rất đau, có thể gây ra biến chứng trầm trọng như viêm da hoại tử, gây tán huyết, tê liệt cơ và thần kinh hoặc gây ra các vấn đề về tim, hô hấp…

Khi bị sự cố, cách tốt nhất là làm theo phương pháp sau: Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào phóng độc chưa bị kích hoạt (không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng vì sẽ làm tổn thương nặng hơn). Loại bỏ các xúc tu hay phần cơ thể của vật cắn. Pha dung dịch gồm 10 phần nước với một phần a-mo-ni-ac, dấm, sô đa hoặc mì chính sau đó bôi vào vùng bị thương, nếu không có sẵn những hóa chất trên có thể dùng chanh chà vào vết thương.Dùng dao hoặc các vật có cạnh, thìa, que kem,…để cạo vùng bị sứa đốt.

Vết thương do sứa đốt thường mẩn đỏ, có dạng thẳng hoặc xoắn, gây đau rát dữ dội. Khi gặp phải vết thương này, cần hạn chế cử động, tránh chạm vào vùng bị thương, chườm lạnh lên vết thương trong vòng 1 tiếng đầu sẽ giảm được đau. Sau khi vùng bị đốt đã khô, dùng liệu pháp cordicosteroid, antihitmine cục bộ hoặc bôi kem gây tê 4h một lần trong vài ngày.

Điều cuối cùng rất cần thiết là tìm trợ giúp đưa đi bệnh viện sau khi sơ cứu, nếu nạn nhân: dị ứng với vết đốt, bị châm vào mặt hoặc cổ hay tình hình trở nên trầm trọng hơn.

 Đắc Bình

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.