Bạn cần biết

10 “chiêu” tiết kiệm điện hiệu quả trong mùa hè

09/05/2017, 10:23

10 “chiêu” tiết kiệm điện dưới đây có thể giúp bạn tránh được tình trạng tiền điện tăng “vù vù” trong mùa hè này.

tiet

Để tránh tình trạng tiền điện tăng “vùn vụt” trong mùa hè, hãy thử 10 “chiêu” tiết kiệm điện hiệu quả.

Dùng cửa sổ để đón khí mát, tránh nóng

Nếu thời tiết nơi bạn ở nóng vào ban ngày nhưng mát vào ban đêm. Khi đêm xuống, hãy tắt các thiết bị làm mát, mở cửa sổ trong lúc ngủ để khí mát tràn vào phòng. Khi thức dậy vào buổi sáng, đóng tất cả cửa sổ và che rèm để giữ không khí mát bên trong và ngăn khí nóng.

Rèm cửa cũng là một công cụ để ngăn không khí nóng hữu hiệu. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, khả năng chống nóng của rèm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại vải (dày hay mỏng), màu sắc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những loại rèm có màu sắc trung tính và mặt trong là chất liệu màu trắng, vải tráng nhựa giúp ngăn khí nóng tới 33%. Rèm cũng giúp giữ khí mát trong phòng hiệu quả hơn những biện pháp khác nhờ những nếp xếp li làm giảm sự đối lưu nhiệt. Rèm nên treo càng gần cửa sổ càng tốt, dài chạm mép cửa sổ hoặc sàn nhà.

Rút phích cắm điện

Ở đây đề cập đến các thiết bị sử dụng điện ngay cả khi bạn không dùng chúng. Nếu bạn có các thiết bị đang ở chế độ chờ, hãy rút bỏ phích cắm chúng vào đêm hoặc cắm vào lúc bạn có thể tắt. Cũng làm vậy với sạc điện thoại và máy biến áp.

Bộ chỉnh điện áp của máy tính và nguồn cung cấp điện liên tục cũng thuộc loại gây thất thoát điện. Hãy ngắt điện các thiết bị này khi máy tính của bạn không được dùng.

Dùng nước nóng nấu cơm

Bạn nên trữ nước nóng trong bình thủy rồi dùng nó để nấu cơm. Việc nấu cơm bằng nước nóng sẽ giúp cho nồi cơm điện tiết kiệm năng lượng để nấu, đồng thời cơm cũng chín nhanh hơn.

Hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm

Thêm vào đó, người dân có thể hạn chế sử dụng các thiêt bị điện cùng một lúc vào giờ cao điểm (sáng từ 9h30- 11h30; tối từ 17h00- 20h00); sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng đã được dán nhãn ngôi sao năng lượng của Bộ Công Thương; điều chỉnh nhiệt độ điều hoà ban ngày từ 25 độ C trở lên và ban đêm từ 27 đến 28 độ C.

Giảm chi phí đun nước nóng

Để giảm điện năng sử dụng cho bình nóng lạnh, cách đơn giản nhất có thể áp dụng, không tốn chi phí là giảm nhiệt độ đặt của nước nóng ở mức hợp lý. Các bình nước nóng hiện bán trên thị trường thường đặt mức nhiệt ở 60 độ C, nên điều chỉnh lại còn 45 – 50 độ C.

Sử dụng bộ điều nhiệt hiệu quả

Đây là một thiết bị giúp kiểm soát và tối ưu hóa nhiệt độ trong phòng bằng cách tự động điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa theo một lịch trình được lập sẵn tùy theo lúc ngủ, lúc đi làm hay khi có người ở nhà.

Chúng ta có thể thiết lập cho máy lạnh tự động tắt khi rời nhà đi làm và mở lên 20-30 phút trước khi về nhà, hoặc tự ngắt khi bạn chìm vào giấc ngủ và cho máy lạnh chạy bình thường 20-30 phút trước khi bạn thức dậy đi làm. Việc lập trình tự điều chỉnh nhiệt độ theo thời gian biểu này có thể lặp lại vào các ngày trong tuần.

Bạn nên điều chỉnh nhiệt sao cho mức chênh lệch nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ ngoài trời ở mức nhỏ nhất mà bạn vẫn cảm thấy thoải mái. Theo lời khuyên của Bộ Năng lượng Mỹ, bạn nên để nhiệt độ trong phòng có thể cao hơn so với bình thường khi vắng nhà và điều chỉnh ở khoảng 26 độ C khi bạn ở nhà.

Vị trí đặt bộ điều nhiệt cũng có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất và hiệu quả hoạt động của nó. Bạn nên lắp thiết bị cách xa nơi có ánh nắng trực tiếp, xa các cửa sổ hoặc cửa ra vào.

Bảo trì hệ thống làm mát thường xuyên

Khi lắp đặt điều hòa, bạn nên chọn công suất phù hợp với diện tích phòng. Nếu công suất mạnh sẽ gây hao tốn điện năng, công suất yếu không đạt được hiệu quả cần thiết. Thông thường, điều hòa có công suất từ 5.500 -14.000 BTU/giờ.

Lắp điều hòa tại vị trí râm mát, cách xa nguồn nhiệt, hơi nước, khói thải, hóa chất.

Bạn nên làm sạch và giữ lỗ thông khí luôn thông thoáng, thay bộ lọc ít nhất 2 tháng 1/lần để điều hòa hoạt động hiệu quả hơn. Giảm các nguồn nhiệt trong nhà như sử dụng máy sấy, máy rửa chén vào ban đêm, tránh sử dụng đèn sợi đốt, lò vi sóng, lò nướng, đốt lửa.

Bịt kín những khe hở trong ngôi nhà để ngăn khí nóng vào phòng và hạn chế mở cửa phòng để giữ khí mát bên trong.

Chú ý đến chỉ số đánh giá hiệu suất năng lượng (EER)

Khi mua một thiết bị mới, hãy tìm kiếm phần ghi chú màu vàng có chữ "Energy Guide”.  Con số hiển thị trên đó là chỉ số đánh giá hiệu suất năng lượng của thiết bị.  Số này càng cao thì hiệu suất năng lượng của thiết bị càng lớn.

Lắp một bóng đèn giữa hai phòng

Thay vì lắp hai bóng đèn cho hai phòng thì việc dùng một bóng sẽ tiết kiệm hơn phải không nào? Bạn có thể dùng kiểu lắp bóng đèn này cho những phòng không cần nhiều ánh sáng như nhà vệ sinh, phòng tắm. Bên cạnh đó, bạn nên chọn bóng đèn led sẽ tiết kiệm điện hơn dùng bóng đèn thường.

Điều chỉnh thói quen sử dụng thiết bị điện trong gia đình

Tủ lạnh: Nhiệt độ bên trong tủ lạnh nên để ở chế độ từ 3 - 6 độ C. Với chế độ đông lạnh thì để âm 15 độ C đến âm 18 độ C. Cứ lạnh hơn 10 độ C là tốn thêm 25% điện năng. Nên thường xuyên kiểm tra gioăng cao su, nếu bị hở thì bộ phận nén khí của tủ lạnh sẽ phải làm việc nhiều nên rất tốn điện.

tiet 2

Hạn chế việc mở tủ trừ trường hợp thật cần thiết

Vào những ngày nóng, chúng ta hạn chế mở tủ để đỡ tốn điện. Thay vì giữ đồ uống trong tủ lạnh, hãy đông lạnh các chai nước, sau đó đặt chúng trong một thùng cách nhiệt đầy nước để tan đá. Bằng cách đó, bạn và gia đình mình có thể có đồ uống lạnh mà không cần liên tục mở cửa tủ suốt ngày.

Trước khi bạn đặt thực phẩm vào tủ lạnh, cần để thực phẩm đến nhiệt độ phòng và đóng gói trong một vật chứa kín và khô. Thực phẩm đựng trong đồ ướt và không kín sẽ tỏa độ ẩm và điều này tủ lạnh phải làm việc nặng thêm.

Máy điều hòa nhiệt độ: Để nhiệt độ ở mức trên 20 độ C. Cứ cao hơn 10 độ C là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng. Nếu thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 - 7% điện năng. Nếu đặt máy xa tường, sẽ tiết kiệm 20 - 25% điện năng. Nên tắt máy điều hòa nếu bạn vắng nhà 1 giờ trở lên.

Quạt: Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp để tiết kiệm điện, vì quạt càng chạy nhanh càng tốn điện. Nhớ rút phích cắm điều khiển từ xa ở quạt sau mỗi lần sử dụng.

Máy tính: Màn hình máy tính có độ sáng càng cao, màu càng đậm thì càng tốn điện. Nên tắt máy tính nếu như bạn không có ý định dùng trong vòng 15 phút. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (Screen Save) để vừa bảo vệ được máy, vừa giảm được khoảng 55% lượng điện năng tiêu thụ trong thời gian tạm dừng sử dụng máy (down-time).

Bàn là: Không dùng bàn là trong phòng có bật máy điều hòa nhiệt độ hoặc khi quần áo còn ướt. Lau sạch bề mặt kim loại của bàn là sẽ giúp bàn là hoạt động có hiệu quả hơn. Sau khi tắt điện, bạn còn có thể là được 2 bộ quần áo nữa vì nhiệt của bàn là giảm chậm.

Máy giặt: Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt. Bạn không nên cứng nhắc dùng chỉ một chế độ giặt mỗi khi giặt đồ. Tùy vào tình hình thời tiết mà bạn nên chọn chế độ giặt phù hợp cho máy giặt. Ví như ngày có nhiều nắng và gió bạn nên chọn chế độ giặt thường thay vì dùng chế độ vắt cực khô và sấy.

Lò vi sóng: Không bật lò vi sóng trong phòng có điều hòa nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để khỏi ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của các đồ điện này.

Ti vi: Không nên để màn hình ở chế độ sáng quá để đỡ tốn điện. Không nên tắt ti vi bằng điều khiển từ xa mà nên tắt bằng cách ấn nút ở máy. Không xem ti vi khi đang nối với đầu video. Nên chọn kích cỡ ti vi phù hợp với diện tích nhà bạn, vì ti vi càng to càng tốn điện.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.