Giáo dục

10 thói quen cha mẹ nhất định phải trau dồi cho con

18/06/2021, 01:00

Những thói quen xấu có thể đẩy trẻ ra khỏi con đường đúng đắn và những thói quen tốt giúp trẻ tiến xa trên đường đời. Vì vậy, ngay từ nhỏ, con trẻ cần được cha mẹ rèn luyện một số thói quen.

img

Có câu nói: “Gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Bạn sẽ không thể ngờ rằng, thói quen có sức mạnh đến thế nào, khi có thể đưa một người lên thiên đường hoặc kéo một người xuống địa ngục.

Những thói quen xấu đẩy trẻ ra khỏi con đường đúng đắn và những thói quen tốt có thể đẩy trẻ tiến xa trên đường đời. Con người khi sinh ra ai cũng giống nhau, nhưng trong quá trình lớn lên, thói quen của mỗi người sẽ dần khác nhau do ảnh hưởng của môi trường sống.

Vì vậy, chỉ có những thói quen tốt được vun đắp từ nhỏ mới có thể mang lại lợi ích cho trẻ suốt đời. Cha mẹ hãy bắt đầu trau dồi 10 thói quen tốt này cho trẻ.

1. Tự biết cách chăm sóc bản thân

Tương lai của một đứa trẻ sẽ như thế nào nếu chúng không tự biết mặc quần áo, nấu ăn, dọn dẹp phòng ốc, thường xuyên đi lạc đường, đau không biết tự đi mua thuốc… Ai rồi cũng phải lớn, nhưng càng ỷ lại vào cha mẹ, đứa trẻ đó sẽ chẳng biết làm gì khi tuổi tác ngày càng lớn dần.

Chỉ khi một người biết tự chăm sóc cho bản thân, chịu trách nhiệm với bản thân, bằng cách này khi cha mẹ già đi hay buông tay khi con cái đủ 18 tuổi, họ sẽ không phải lo lắng gì nữa.

2. Mọi thứ đều nên chuẩn bị từ sớm

Nhiều người trưởng thành mắc chứng trì hoãn, làm việc gì cũng vội vàng vào phút chót, đó là không biết chuẩn bị trước từ sớm. Vì vậy, cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen nên chuẩn bị trước mọi thứ, đề phòng những trường hợp khẩn cấp xảy ra. Trẻ nhỏ cần làm xong tất cả bài tập trước khi đi chơi.

3. Làm việc nhà

Cha mẹ đừng cảm thấy rằng, con cái vẫn còn nhỏ và không thể làm bất cứ điều gì. Hãy để bọn trẻ làm một số việc nhà trong khả năng của chúng, chủ yếu là để rèn luyện ý thức trách nhiệm gia đình. Hãy để trẻ hiểu rằng, chúng là một thành viên của gia đình và có nghĩa vụ giúp mọi người.

img

Thói quen làm việc nhà của một đứa trẻ cũng sẽ mang lại lợi ích to lớn khi chúng trưởng thành, chẳng hạn như nam giới có thể vào bếp nấu những món ngon giúp phụ nữ, góp phần tạo nên sự bình đẳng trong gia đinh.

4. Phát triển thói quen đọc sách

Chỉ cần trẻ hình thành thói quen đọc sách, chúng có thể bình tĩnh và đọc hết cuốn sách.

Lời nói và việc làm của cha mẹ rất quan trọng, cha mẹ cũng nên thích đọc và thường xuyên đọc truyện cho trẻ nghe.

Lợi ích của việc đọc nhiều là tích lũy vốn từ vựng, tăng cường khả năng cảm thụ ngôn ngữ, cải thiện khả năng viết và nói.

5. Học cách lựa chọn

Tất cả chúng ta đều hiểu rằng, trong cuộc sống đôi khi phải từ bỏ những người và những thứ mà mình thích, mặc dù nó có thể để lại nỗi đau sau sắc. Nuôi dưỡng khả năng lựa chọn của trẻ ngay từ khi còn nhỏ cũng là một cách rèn luyện thói quen tư duy, giúp chúng có mục tiêu rõ ràng khi đứng trước những lựa chọn lớn trong cuộc sống sau này.

6. Lối sống lành mạnh

Sinh hoạt điều độ là một trong những yếu tố của sức khỏe tốt. Sáng và tối đảo lộn, giờ ăn không cố định, ham chơi thâu đêm suốt sáng, đây cũng là những biểu hiện của việc thiếu tự chủ.

img

Giúp trẻ hình thành những thói quen này thường xuyên như thức dậy, ăn sáng, làm bài, đọc sách và đi ngủ vào lúc mấy giờ. Trong tương lai, chúng sẽ trở thành một người biết tự lập kế hoạch cho bất kỳ thứ gì mình muốn làm và có sức chịu đựng cao.

7. Học cách lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ người khác

Cha mẹ trước hết phải kiên nhẫn để lắng nghe con cái. Lắng nghe trẻ nói là sự tôn trọng lớn nhất của trẻ. Khi cha mẹ lắng nghe con cái, họ cũng nên nói để chúng biết kiên nhẫn lắng nghe và hiểu người khác.

Trẻ cần học cách tôn trọng ý kiến ​​và biết cách giúp đỡ người khác. Những đứa trẻ biết cách lắng nghe người khác và sẵn sàng giúp đỡ người khác sẽ trở nên nổi tiếng và có nhiều kết nối hơn trong các mối quan hệ giữa các cá nhân khi chúng lớn lên.

8. Làm sai thì phải nhận

Không quan trọng nếu đứa trẻ mắc lỗi, nhưng những sai lầm lặp đi lặp lại thì không thể được tha thứ. Điều cần chú ý là không được phép mắc cùng một lỗi 2 lần. Điều này người lớn cũng rất khó làm được, vì vậy, mấu chốt yêu cầu trẻ sửa sai chính là rèn luyện thói quen tự phản tỉnh, thường xuyên suy ngẫm về lời nói và việc làm của mình.

img

9. Dám thử

Trên đời không có con đường chắc chắn nào dẫn đến thành công. Cuộc sống năng động luôn tiềm ẩn rất nhiều điều bất ngờ, nhiều yếu tố khác nhau thường khó đoán và khó nắm bắt.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ cố gắng, rèn luyện tinh thần dũng cảm, tự tin, trách nhiệm và tư duy độc lập.

10. Kiểm soát cảm xúc của mình

Đừng nghĩ rằng, nếu trẻ còn nhỏ muốn khóc thì cứ khóc hay muốn cười cứ cười thoải mái. Trên thực tế, mỗi người đều cần phải kiểm soát cảm xúc của mình. Cảm xúc cần phải có chỗ để trút bỏ, mỗi người cũng phải có thói quen điều chỉnh và kiểm soát.

Ví dụ, nếu một đứa trẻ gặp một vấn đề và trở nên cáu kỉnh, cha mẹ nói với đứa trẻ rằng “đang khó khăn thì việc bực bội cũng chỉ là điều vô ích, tốt hơn hết là xoa dịu tâm trí rồi quay trở lại giải quyết vấn đề”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.