Y tế

15 điều tưởng vô hại nhưng gây vô sinh hiếm muộn, phải thay đổi càng sớm càng tốt

07/10/2019, 12:30

Nếu bạn lâu ngày không có "tin vui" dù đã cố gắng thụ thai, hãy nghĩ đến 15 nguyên nhân phổ biến sau.

1. Hóa chất gia dụng: Một số hóa chất có liên quan đến vấn đề sinh sản. Tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu và các hợp chất công nghiệp có thể làm giảm khả năng sinh con của một cặp vợ chồng tới 29%. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2015 của Đại học Washington cho thấy, 15 hóa chất phổ biến có liên quan đến mãn kinh sớm. Những hóa chất này bao gồm 9 PCB (đã bị cấm từ năm 1979 nhưng vẫn tồn tại trong các sản phẩm cũ), 3 loại thuốc trừ sâu, 2 dạng nhựa gọi là phthalates (thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và các sản phẩm làm đẹp như nước hoa và sơn móng tay) và furan, một sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy công nghiệp.

1. Hóa chất gia dụng: Một số hóa chất có liên quan đến vấn đề sinh sản. Tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, thuốc trừ sâu và các hợp chất công nghiệp có thể làm giảm khả năng sinh con của một cặp vợ chồng tới 29%. Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2015 của Đại học Washington cho thấy, 15 hóa chất phổ biến có liên quan đến mãn kinh sớm. Những hóa chất này bao gồm 9 PCB (đã bị cấm từ năm 1979 nhưng vẫn tồn tại trong các sản phẩm cũ), 3 loại thuốc trừ sâu, 2 dạng nhựa gọi là phthalates (thường được tìm thấy trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và các sản phẩm làm đẹp như nước hoa và sơn móng tay) và furan, một sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy công nghiệp.

2. Quá gầy: Thừa hay thiếu mỡ đều có thể dẫn đến vô sinh hoặc khó sinh. Duy trì trọng lượng cơ thể ở trong phạm vi BMI bình thường thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục điều độ là một trong những điều quan trọng nhất mà phụ nữ có thể làm để tăng cơ hội mang thai.

2. Quá gầy: Thừa hay thiếu mỡ đều có thể dẫn đến vô sinh hoặc khó sinh. Duy trì trọng lượng cơ thể ở trong phạm vi BMI bình thường thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục điều độ là một trong những điều quan trọng nhất mà phụ nữ có thể làm để tăng cơ hội mang thai.

3. Tuổi tác thực sự là yếu tố lớn nhất khi nói đến nguyên nhân gây vô sinh. Từ 25 đến 35 tuổi là thời điểm lý tưởng nhất để phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ. Phụ nữ càng lớn tuổi thì càng khó mang thai, ngay cả khi có sự can thiệp của y tế. Nguyên nhân là do chất lượng trứng suy giảm theo thời gian. Điều này không có nghĩa là bạn nên vội vã mang thai ở độ tuổi 20, hoặc bạn sẽ không thể tự mang thai ở độ tuổi 30 hoặc 40 của bạn. Chỉ có điều, quá trình mang thai khi quá trẻ hoặc quá lớn tuổi có thể phức tạp hơn nhiều.

3. Tuổi tác thực sự là yếu tố lớn nhất khi nói đến nguyên nhân gây vô sinh. Từ 25 đến 35 tuổi là thời điểm lý tưởng nhất để phụ nữ thực hiện thiên chức làm mẹ. Phụ nữ càng lớn tuổi thì càng khó mang thai, ngay cả khi có sự can thiệp của y tế. Nguyên nhân là do chất lượng trứng suy giảm theo thời gian. Điều này không có nghĩa là bạn nên vội vã mang thai ở độ tuổi 20, hoặc bạn sẽ không thể tự mang thai ở độ tuổi 30 hoặc 40 của bạn. Chỉ có điều, quá trình mang thai khi quá trẻ hoặc quá lớn tuổi có thể phức tạp hơn nhiều.

4. Lịch sử gia đình: Nếu mẹ của bạn mãn kinh sớm, thì có lẽ bạn cũng sẽ như vậy. Phụ nữ được sinh ra với một số lượng trứng nhất định, và có một số yếu tố di truyền có thể khiến bạn sinh ra với nhiều hoặc ít trứng hơn bình thường.

4. Lịch sử gia đình: Nếu mẹ của bạn mãn kinh sớm, thì có lẽ bạn cũng sẽ như vậy. Phụ nữ được sinh ra với một số lượng trứng nhất định, và có một số yếu tố di truyền có thể khiến bạn sinh ra với nhiều hoặc ít trứng hơn bình thường.

5. Béo phì: Thừa cân không phải là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh. Nhưng béo phì có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hoóc môn và khiến phụ nữ khó mang thai hơn. Phụ nữ càng tăng cân so với cân nặng tiêu chuẩn, chức năng buồng trứng càng có xu hướng giảm.

5. Béo phì: Thừa cân không phải là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh. Nhưng béo phì có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hoóc môn và khiến phụ nữ khó mang thai hơn. Phụ nữ càng tăng cân so với cân nặng tiêu chuẩn, chức năng buồng trứng càng có xu hướng giảm.

6. Hút thuốc không chỉ làm tổn thương thai nhi đang phát triển, nó còn có thể ảnh hưởng lớn đến cơ hội mang thai của phụ nữ ngay từ đầu. Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ,h út thuốc gây ra tới 13% các trường hợp vô sinh. Khói thuốc lá làm gián đoạn hormone và làm hỏng DNA ở cả nam và nữ. Ngay cả những phụ nữ ít khi hút thuốc hoặc chỉ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá cũng làm ảnh hưởng tới chức năng nội tiết và có thể gặp các vấn đề sinh sản.

6. Hút thuốc không chỉ làm tổn thương thai nhi đang phát triển, nó còn có thể ảnh hưởng lớn đến cơ hội mang thai của phụ nữ ngay từ đầu. Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ,h út thuốc gây ra tới 13% các trường hợp vô sinh. Khói thuốc lá làm gián đoạn hormone và làm hỏng DNA ở cả nam và nữ. Ngay cả những phụ nữ ít khi hút thuốc hoặc chỉ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá cũng làm ảnh hưởng tới chức năng nội tiết và có thể gặp các vấn đề sinh sản.

7. Uống rượu: Một nghiên cứu của Thụy Điển theo dõi hơn 7.000 phụ nữ trong 18 năm cho thấy, những người nghiện rượu nặng có nhiều khả năng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Uống rượu trong giai đoạn đầu của thai kỳ (và có thể ngay cả trước khi thụ thai) có liên quan đến nguy cơ sinh non.

7. Uống rượu: Một nghiên cứu của Thụy Điển theo dõi hơn 7.000 phụ nữ trong 18 năm cho thấy, những người nghiện rượu nặng có nhiều khả năng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Uống rượu trong giai đoạn đầu của thai kỳ (và có thể ngay cả trước khi thụ thai) có liên quan đến nguy cơ sinh non.

8. Căng thẳng: Theo một nghiên cứu năm 2014, mức độ của một loại enzyme liên quan đến căng thẳng tăng cao khiến ảnh hưởng lớn đến khả năng mang thai của phụ nữ. Căng thẳng chắc chắn có thể thay đổi mức độ hormone và rụng trứng. Bản thân căng thẳng không phải là xấu, nhưng khi nó quá mức và chúng ta phản ứng với nó theo cách tiêu cực, thì nó có thể tác động xấu đến sức khỏe và cơ thể.

8. Căng thẳng: Theo một nghiên cứu năm 2014, mức độ của một loại enzyme liên quan đến căng thẳng tăng cao khiến ảnh hưởng lớn đến khả năng mang thai của phụ nữ. Căng thẳng chắc chắn có thể thay đổi mức độ hormone và rụng trứng. Bản thân căng thẳng không phải là xấu, nhưng khi nó quá mức và chúng ta phản ứng với nó theo cách tiêu cực, thì nó có thể tác động xấu đến sức khỏe và cơ thể.

9. Tập thể dục quá độ: Tập luyện giúp bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng, cả hai đều quan trọng khi bạn đang cố gắng mang thai. Nhưng nếu bạn tập thể dục quá nhiều, nó có thể có tác động tiêu cực đến khả năng rụng trứng. Một nghiên cứu được công bố trên Fertility and Sterility cho thấy, những phụ nữ có cân nặng bình thường tập thể dục mạnh mẽ trong hơn 5 giờ/ tuần có khả năng mang thai khó khăn hơn.

9. Tập thể dục quá độ: Tập luyện giúp bạn khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng, cả hai đều quan trọng khi bạn đang cố gắng mang thai. Nhưng nếu bạn tập thể dục quá nhiều, nó có thể có tác động tiêu cực đến khả năng rụng trứng. Một nghiên cứu được công bố trên Fertility and Sterility cho thấy, những phụ nữ có cân nặng bình thường tập thể dục mạnh mẽ trong hơn 5 giờ/ tuần có khả năng mang thai khó khăn hơn.

10. Thuốc tránh thai: Một khi bạn ngừng sử dụng hầu hết các hình thức kiểm soát sinh sản nội tiết tố, bạn có thể mang thai trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên trường hợp tiêm thuốc tránh thai Depo-Provera là một ngoại lệ. Mỗi lần tiêm Depo-Provera ngăn ngừa mang thai trong 12 đến 14 tuần, nhiều phụ nữa phải mất đến 1 năm sau mới có thể thụ thai. Các bác sĩ khuyên phụ nữ nên ngừng tiêm thuốc tránh thai vài tháng trước khi họ hy vọng có thai.

10. Thuốc tránh thai: Một khi bạn ngừng sử dụng hầu hết các hình thức kiểm soát sinh sản nội tiết tố, bạn có thể mang thai trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên trường hợp tiêm thuốc tránh thai Depo-Provera là một ngoại lệ. Mỗi lần tiêm Depo-Provera ngăn ngừa mang thai trong 12 đến 14 tuần, nhiều phụ nữa phải mất đến 1 năm sau mới có thể thụ thai. Các bác sĩ khuyên phụ nữ nên ngừng tiêm thuốc tránh thai vài tháng trước khi họ hy vọng có thai.

11. Bệnh tuyến giáp: Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên The Obstetrician & Gynecologist cho rằng, các rối loạn tuyến giáp có thể gây rụng trứng và các vấn đề mang thai.

11. Bệnh tuyến giáp: Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên The Obstetrician & Gynecologist cho rằng, các rối loạn tuyến giáp có thể gây rụng trứng và các vấn đề mang thai.

12. Caffeine: Một nghiên cứu năm 2011 từ Trường Y khoa Nevada cho thấy, caffeine can thiệp vào các cơn co thắt giúp trứng di chuyển từ buồng trứng qua ống dẫn trứng đến tử cung. Một nghiên cứu khác năm 2012 cho biết, uống 5 tách cà phê hoặc nhiều hơn mỗi ngày có thể cắt giảm một nửa cơ hội thụ tinh trong ống nghiệm của phụ nữ.

12. Caffeine: Một nghiên cứu năm 2011 từ Trường Y khoa Nevada cho thấy, caffeine can thiệp vào các cơn co thắt giúp trứng di chuyển từ buồng trứng qua ống dẫn trứng đến tử cung. Một nghiên cứu khác năm 2012 cho biết, uống 5 tách cà phê hoặc nhiều hơn mỗi ngày có thể cắt giảm một nửa cơ hội thụ tinh trong ống nghiệm của phụ nữ.

13. Hội chứng buồng trứng đa nang là một vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến cơ hội mang thai của phụ nữ hoặc mang thai thành công. Chứng bệnh này cũng liên quan đến tình trạng kháng insulin, tăng nồng độ insulin và tăng sản xuất androgen (nội tiết tố nam). Tiến sĩ Noyes cho biết, những bất thường này có thể dẫn đến các vấn đề về rụng trứng hoặc không rụng trứng, khiến cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.

13. Hội chứng buồng trứng đa nang là một vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến cơ hội mang thai của phụ nữ hoặc mang thai thành công. Chứng bệnh này cũng liên quan đến tình trạng kháng insulin, tăng nồng độ insulin và tăng sản xuất androgen (nội tiết tố nam). Tiến sĩ Noyes cho biết, những bất thường này có thể dẫn đến các vấn đề về rụng trứng hoặc không rụng trứng, khiến cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn.

14. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, là một nguyên nhân khác gây vô sinh nữ. Sự biến dạng của hệ thống sinh sản của người phụ nữ có thể khiến ống dẫn trứng và buồng trứng bị tắc nghẽn, ngăn không cho tinh trùng và trứng tiếp xúc với nhau. Lạc nội mạc tử cung cũng có thể gây ức chế khả năng rụng trứng, khiến trứng bị mắc kẹt và có thể tạo ra các hóa chất ngăn cản sự di chuyển của trứng xuống ống dẫn trứng.

14. Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, là một nguyên nhân khác gây vô sinh nữ. Sự biến dạng của hệ thống sinh sản của người phụ nữ có thể khiến ống dẫn trứng và buồng trứng bị tắc nghẽn, ngăn không cho tinh trùng và trứng tiếp xúc với nhau. Lạc nội mạc tử cung cũng có thể gây ức chế khả năng rụng trứng, khiến trứng bị mắc kẹt và có thể tạo ra các hóa chất ngăn cản sự di chuyển của trứng xuống ống dẫn trứng.

15. Lịch sử sức khỏe tình dục: Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng do chlamydia, lậu, hoặc chấn thương, Alan Copperman. Nếu ống dẫn trứng bị tắc, tinh trùng và trứng không thể gặp nhau gây ra mô sẹo hoặc áp xe trong ống dẫn trứng, dẫn đến tổn thương cơ quan sinh sản và vô sinh. Thật không may, căn bệnh này rất phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 1 triệu phụ nữ mỗi năm.

15. Lịch sử sức khỏe tình dục: Bệnh viêm vùng chậu (PID) là một bệnh nhiễm trùng tử cung và ống dẫn trứng do chlamydia, lậu, hoặc chấn thương, Alan Copperman. Nếu ống dẫn trứng bị tắc, tinh trùng và trứng không thể gặp nhau gây ra mô sẹo hoặc áp xe trong ống dẫn trứng, dẫn đến tổn thương cơ quan sinh sản và vô sinh. Thật không may, căn bệnh này rất phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 1 triệu phụ nữ mỗi năm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.