Khi trẻ mới chào đời, chúng có thể dành tới 22 tiếng 1 ngày chỉ để ngủ. Sau đó khi trẻ lớn dần, thời gian ngủ sẽ giảm xuống và hoạt động nhiều hơn. Đây cũng là thời điểm cha mẹ đau đầu khi thấy con mình quá nghịch ngợm.
Là cha mẹ, điều chúng ta cần làm là tuân theo quy luật phát triển của trẻ, tìm ra phương pháp giúp trẻ phát triển ngày càng tốt hơn chứ không phải bắt trẻ ngồi yên một chỗ. Đặc biệt, có một số hành vi của trẻ nhỏ khiến cha mẹ đau đầu nhưng lại là cách tốt nhất để phát triển trí não.
3 hành vi nghịch ngợm giúp não bộ trẻ phát triển tốt hơn
1. Xé giấy
Khi trẻ 1 tuổi, khả năng cầm nắm có những thay đổi rõ rệt, trẻ có thể cầm những vật nhỏ. Lúc này, trẻ thường thích cầm đồ vật cho vào miệng. Điều cha mẹ cần làm là đảm bảo môi trường và vật dụng cho trẻ chơi phải an toàn, vệ sinh.
Trên thực tế, khi trẻ được 8 tháng tuổi, chúng rất thích xé giấy, âm thanh tiếng giấy bị xé hay đống lộn xộn bị gây ra khiến trẻ cực kỳ thích thú. Hành động này cực kỳ có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ, vì thế cha mẹ đừng ngăn cản khi thấy con mình ngồi say sưa xé giấy.
2. Lục tủ
Khi trẻ khoảng 1,5 tuổi, chúng đã biết chạy nhảy nên rất tò mò về mọi thứ. Đây cũng là lúc chúng sẽ “xới tung” mọi ngóc ngách trong nhà. Các hộc tủ là nơi trẻ thích nhất, vì trong đó chứa nhiều đồ đạc, việc mở cửa và ném hết mọi thứ ra ngoài khiến trẻ rất thích thú.
Hành vi nghịch ngợm này của trẻ khiến cha mẹ đôi khi rất tức giận. Nếu không có tính kiên nhẫn, có lẽ cha mẹ sẽ phải “tăng huyết áp” khi con cái nghịch ngợm như vậy.
3. Nghịch bẩn
Khi trẻ 2 tuổi, sự nghịch ngợm của trẻ tăng theo cấp số nhân, cha mẹ sẽ chẳng có một ngày bình yên ở nhà. Trẻ dường như không biết mệt, leo trèo, nghịch phá khắp nơi.
Đặc biệt những hành động nguy hiểm, mang tính thử thách lại càng khiến chúng hứng thú hơn. Trẻ cũng có xu hướng thích nghịch bẩn, lấm lem mặt mũi bùn đất nhưng lại khiến chúng vui vẻ không biết mệt. Trừ phi bị cha mẹ nhiều lần nhắc nhở “bẩn”, nếu không trẻ sẽ chẳng chú ý tới áo quần, tay chân mình có bị bẩn hay không.
Cha mẹ không nên lo lắng với những hành vi này của trẻ. Khi con cái có những hành vi này, cảm giác lớn nhất của một số bậc cha mẹ là cáu gắt và xót xa.
Cha mẹ nên làm gì để hỗ trợ con cái tốt hơn?
Khi thấy trẻ xé giấy, một số người lớn cho rằng đây là hành vi lãng phí, nghịch ngợm, phá phách. Họ không biết rằng, việc trẻ vẽ hay xé giấy bằng đôi tay của mình là cách để chúng khám phá thế giới.
Các hành vi khác cũng vậy, nếu trẻ ngoan ngoãn ngồi một chỗ, không hứng thú, không muốn làm gì thì đó thực sự là lúc cha mẹ nên lo lắng, chứng tỏ trẻ có điều gì đó không ổn.
Trước 3 tuổi, trẻ rất hiếu động, không thích chịu sự kiểm soát của người lớn. Đây là biểu hiện bình thường, đồng thời cũng là giai đoạn não bộ của trẻ phát triển nhanh trong quá trình tìm tòi, khám phá không ngừng. Nếu đứa trẻ không thiết tha làm bất cứ thứ gì, ngủ nhiều, đó là điều cha mẹ cần chú ý.
Trước khi trẻ 3 tuổi cha mẹ không nên đặt ra những quy tắc, hãy để cho trẻ chơi tự do, thoải mái vận động trong môi trường an toàn. Chỉ khi trẻ có cảm giác an toàn, não bộ của chúng mới có thể phát huy hết khả năng của mình.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên có cách dạy con phù hợp hơn. Chẳng hạn như khi con làm bừa bộn đồ chơi trong nhà, cha mẹ hướng dẫn con cách dọn dẹp, cất đồ chơi vào chỗ cũ. Dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, trẻ học cách sắp xếp lại những đồ vật lộn xộn và làm cho nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp hơn.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận