Thế giới

30 ngày khuynh đảo của Tổng thống Trump

21/02/2017, 07:01
image

Sau 30 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, nước Mỹ thay đổi như thế nào?

trumppppp

Sau 30 ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ của tổng thống Donal Trump, nước Mỹ đã có những thay đổi như thế nào?

Ngày 20/2/2017 đánh dấu 30 ngày cầm quyền của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Có thể nói, tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạo dấu ấn bằng không ít những thách thức cả về đối nội và đối ngoại do những chính sách gây tranh cãi của ông.

Trong lịch sử văn hóa chính trị Hoa Kỳ, chưa có một tổng thống nào ngay trong những giờ phút mới “chân ướt chân ráo” vào Nhà Trắng lại thông qua hàng loạt quyết sách làm khuynh đảo chính trường như tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cùng nhìn lại những chính sách thay đổi nước Mỹ của Ông Donal Trump:

Ngày 20/1, tỷ phú New York Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ. Trong bài tuyên thệ nhậm chức, ông Trump một lần nữa khẳng định lại quan điểm chính sách “Nước Mỹ trên hết”.

Ngày 22/1, Tổng thống Trump ký sắc lệnh chính thức rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà chính quyền của Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama cùng 11 nước đối tác đã mất nhiều năm để đàm phán.

Ngày 23/1, ông Trump ra lệnh khôi phục Chính sách Mexico City, cấm cung cấp kinh phí chính phủ cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủng hộ hoặc hỗ trợ quyền phá thai của phụ nữ. Chính sách Mexico City có hiệu lực từ thời cựu tổng thống Ronald Reagan nhưng bị ông Obama ngưng thi hành từ năm 2009.

Ngày 24/1, Tổng thống Trump lý hai sắc lệnh hành pháp thông qua việc xây dựng đường ống dẫn dầu vốn gây tranh cãi là Keystone XL và Dakota Access, một động thái là đi ngược lại với những nỗ lực của chính quyền tiền nhiệm trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Ngày 25/1, ông Trump đã ký các chỉ thị về việc xây bức tường dọc biên giới Mỹ với Mexico. Tại trụ sở Bộ Nội an Mỹ, ông Trump nói: “Chúng ta đang trong một cuộc khủng hoảng ở biên giới phía nam. Làn sóng người nhập cư từ Trung Mỹ tăng mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến cả Mỹ và Mexico… Một quốc gia không biên giới không phải là một quốc gia”.

Ngày 27/1, ông Trump vấp phải làn sóng chỉ trích của dư luận sau khi ký sắc lệnh hành pháp theo đó tạm ngừng tiếp nhận người tị nạn, cấm nhập cảnh tạm thời đối với công dân 7 quốc gia với đa số dân Hồi giáo.

Ngày 27/1, Thủ tướng Anh Theresa May là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên thăm Nhà Trắng kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào cuối tháng 1.

Ngày 28/1, trong cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Trump đã chỉ trích hiệp ước về giới hạn đầu đạn hạt nhân giữa Mỹ và Nga là một thỏa thuận không có lợi cho Mỹ.

Ngày 30/1, ông Trump ký một sắc lệnh yêu cầu giảm đáng kể các quy định liên bang, ngoại trừ các quy định về cải cách tài chính từ thời Tổng thống Barack Obama.

Ngày 31/1, Tổng thống Trump đã đề cử ông Neil Gorsuch làm thẩm phán Tòa án tối cao với nhiệm kỳ trọn đời. Với đề cử này, ông Gorsuch, 49 tuổi, có thể trở thành thẩm phán trẻ nhất trong 25 năm giữ chức vụ trọn đời ở cơ quan tư pháp quyền lực nhất nước Mỹ. Ông Gorsuch là người ủng hộ mạnh mẽ về tự do tôn giáo cũng như các giá trị xã hội bảo thủ.

Ngày 2/2, quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Australia có dấu hiệu căng thẳng sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull. Ông Trump đã gọi thỏa thuận về vấn đề nhập cư giữa Mỹ và Australia là “tồi tệ nhất từ trước đến nay”. 

Ngày 3/2, một thẩm phán liên bang tại tòa án ở Seattle đã ra phán quyết tạm ngừng thực thi sắc lệnh di trú gây tranh cãi của Tổng thống Trump trên phạm vi toàn quốc. Kháng cáo và đề nghị của chính quyền Tổng thống Trump về việc khôi phục ngay lập tức sắc lệnh đã bị Tòa phúc thẩm khu vực số 9 trụ sở tại San Francisco bác bỏ.

Ngày 6/2, ông Trump cáo buộc các hãng truyền thông che giấu thông tin liên quan đến các vụ tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan tại châu Âu. Nhà Trắng sau đó đã công bố danh sách 78 vụ tấn công trên thế giới mà ông Trump cho rằng truyền thông đã “giấu nhẹm” thông tin.

Ngày 9/2, Tòa phúc thẩm khu vực số 9 bác đề nghị của chính quyền Tổng thống Trump về khôi phục ngay lập tức sắc lệnh di trú

Ngày 10/2, cái bắt tay giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ-Nhật. Tại cuộc họp báo chung, ông Trump cam kết, Mỹ sẽ tiếp tục đảm bảo an ninh cho Nhật Bản.

Ngày 11/2, Tổng thống Trump cho biết sẽ đáp trả “mạnh mẽ” sau khi Triều Tiên tuyên bố phóng thử thành công loại tên lửa đạn đạo mới. Tuy nhiên, ông Trump không tiết lộ về những kịch bản mà Mỹ có thể đáp trả.

Ngày 12/2, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn đã đệ đơn từ chức. Quyết định từ chức được cho là do sức ép từ Tổng thống Trump trong bối cảnh ông Flynn bị cáo buộc “qua mặt” để bí mật đàm phán với quan chức Nga về lệnh trừng phạt thậm chí trước khi ông Trump nhậm chức.

Ngày 13/2, ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ thúc đẩy hợp tác thương mại với Canada trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Canada Justin Trudeau. 

Ngày 16/2, ông Trump dành phần lớn thời gian của cuộc họp báo kéo dài khoảng 76 phút để công kích truyền thông và bảo vệ những thành quả mà chính quyền của ông trong một tháng đầu tiên. Tại cuộc họp báo bị coi là “hỗn loạn” này, ông Trump cho rằng, “sự thiếu trung thực” của truyền thông đã “vượt tầm kiểm soát”.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.