Du lịch

5 nhóm dân tộc thiểu số cổ đại khiến các nhà khoa học đau đầu

30/03/2020, 19:00

Ở nhiều nơi trên thế giới có những nhóm người khác biệt rất nhiều so với phần còn lại của cư dân địa phương. Họ khác về ngoại hình, sử dụng ngôn ngữ lạ và theo một truyền thống cũng như phong tục khác biệt hoàn toàn.

Những người này là ai? Họ đến từ đâu? Đây là những câu hỏi mà các nhà khoa học đã cố gắng làm sáng tỏ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 5 nhóm người thiểu số cổ xưa đã khiến các nhà khoa học cũng phải tò mò.

Người Melungeons bí ẩn ở Mỹ

img

Người Melungeons từ lâu vẫn tuyên bố tổ tiên của họ là người Bồ Đào Nha đã đến Thế giới mới. Tộc người này đôi khi còn được gọi là bộ lạc mất tích của Appalachia, người Melungeons chiếm các phần của Đông Tennessee, Tây Nam Virginia và phía đông Kentucky.

Không rõ dân số của họ chính xác là bao nhiêu, nhưng dường như chỉ có khoảng 200 người tự gọi mình là Melungeons. Tổ tiên và danh tính của người Melungeons da đen sống cô lập là một chủ đề gây tranh cãi.

Các nhà khoa học đã cho rằng họ, người Melungeons được cho là có nguồn gốc hỗn hợp châu Âu, châu Phi và người Mỹ bản địa. Người Melungeons có nguồn gốc phức tạp và lịch sử của họ càng trở nên phức tạp hơn vào năm 2012 khi một nghiên cứu DNA tiết lộ dòng dõi trực tiếp của họ mang dòng máu của người châu Phi.

Người da đỏ Zuni ở Mỹ

img

Người da đỏ Zuni không giống bất kỳ bộ lạc người Mỹ bản địa nào khác. Ngôn ngữ của họ rất độc đáo và khác hoàn toàn với ngôn ngữ của người Mỹ bản địa. Các nhà nghiên cứu cho rằng, người da đỏ Zuni khác biệt bởi vì bộ lạc của họ luôn sống cô lập, nhưng Giáo sư Nancy Davis, người nghiên cứu ngôn ngữ, phong tục và truyền thống của Zuni có một giả thuyết khác.

Theo ông, tổ tiên của người Zuni là những tu sĩ Phật giáo đi thuyền từ Nhật Bản đến Thế giới mới vào khoảng năm 1350. Giáo sư Davis cho rằng, điều này giải thích tại sao ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống và nhóm máu giống với người Nhật. Bằng chứng khảo cổ học có thể xác nhận lý thuyết này, nhưng thật không may, các nhà khoa học vẫn không tìm thấy bằng chứng vật lý liên kết người da đỏ Zuni với người Nhật, nhưng đây là một giả định thú vị.

Người Chachapoya ở Peru

img

Văn hóa Chachapoyas bí ẩn đã để lại nhiều ấn tượng với các tộc người khác ở Peru. Đây là một nền văn hóa cổ xưa hấp dẫn nhưng có rất ít hy vọng để các nhà khoa học có thể tìm hiểu thêm về họ. Họ là những người khá cao ráo, da trắng và từng sống ở Peru khi người Tây Ban Nha đến chiếm đóng vùng đất này.

Các nhà khoa học cho biết, bệnh tật đã quét sạch tộc người Chachapoyas và ngày nay tất cả họ đã biến mất. Không có mẫu DNA nên người ta không thể xác định những người này có nguồn gốc từ đâu.

Người Ainu ở Nhật Bản

img

Ngày nay vẫn còn khoảng 25.000 người Ainu còn lại ở Nhật Bản và chưa đến 100 người trong số họ nói thành thạo ngôn ngữ Ainu. Những người Nhật có làn da trắng bóc này đã mê hoặc các nhà khoa học bởi vì không ai có thể hiểu được làm thế nào những người cổ đại này đến được đảo Hokkaido.

Khi các nhà khoa học tiến hành các xét nghiệm DNA và đã tìm một điều đáng chú ý, có tầm quan trọng lịch sử to lớn. DNA cho thấy người Ainu có nguồn gốc từ người Epi-Jomon, nền văn minh đầu tiên của Nhật Bản. Điều này có nghĩa là người Ainu chính là cư dân gốc của Nhật Bản.

Bí ẩn của tộc người Trung Quốc da trắng bất thường

img

Trong sa mạc Gobi, có một nhóm thiểu số không giống với những người Trung Quốc khác. Còn được gọi là những người Trung Quốc da trắng, những người này có đôi mắt màu xanh hoặc màu xanh lá cây, và nhiều người trong số họ có mái tóc vàng. Làm thế nào mà những người này lại đến được vùng đất châu Á?

Các nhà khoa học cho rằng, người Trung Quốc da trắng có thể liên quan đến người La Mã cổ đại. Một lý thuyết đã được đưa ra là tổ tiên của tộc người Trung Quốc da trắng này đã tham gia trận chiến tại Carthage và buộc phải trốn thoát kẻ thù, họ chính là những người lính La Mã trốn sang Trung Quốc và định cư ở một góc xa xôi của sa mạc Gobi từ 2.000 năm trước.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.