Thị trường

5 tháng đầu năm: CPI, lạm phát, doanh nghiệp rút khỏi thị trường đều tăng

29/05/2022, 17:39

Theo Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 20%, CPI tăng 2,25%, lạm phát tăng 1,1%...

Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 20%

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo “Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022”.

Theo đó, trong tháng 5, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 10,9% so với tháng trước, ngưỡng 13.400 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng giảm 26% so với tháng trước, ngưỡng 5.207 doanh nghiệp.

Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn giảm 7,9% so với tháng trước, ngưỡng 4.964 doanh nghiệp, nhưng lại tăng tới 46% so với cùng kỳ năm 2021.

img

Từ đầu năm, giá xăng dầu đã điều chỉnh 13 đợt. Xăng RON 95 tăng 7.360 đồng/lít; Xăng E5 RON 92 tăng 7.080 đồng/lít và dầu diezen tăng 7.980 đồng/lít

Có tới 4.186 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 11,3% so với tháng trước. Và doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, ngưỡng 1.339 doanh nghiệp.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2022, cả nước có 98.600 doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2022, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước; Bình quân mỗi tháng có 19,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Tuy nhiên, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cũng tăng mạnh, ngưỡng 71.800 doanh nghiệp, tăng 20%; Bình quân một tháng có 14,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường...

Giá xăng dầu lập kỷ lục, đẩy CPI tăng cao

Báo cáo này cũng cho thấy, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào là những nguyên nhân chủ yếu đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2022 tăng.

Chỉ số (CPI) tháng 5 tăng 0,38%, trong đó, khu vực thành thị tăng 0,34%; khu vực nông thôn tăng 0,42%.

img

Giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; 1 nhóm hàng giảm giá.

Trong đó, nhóm giao thông tăng mạnh nhất 2,34% so với tháng trước, làm CPI chung tăng 0,23 điểm phần trăm, chủ yếu do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu theo giá nhiên liệu thế giới vào ngày 4/5, 11/5 và 23/5.

Liên tiếp các đợt điều chỉnh kéo giá xăng tăng 5,93%; Giá dầu diezen tăng 3,99%. Giá dịch vụ giao thông công cộng cũng tăng 1,06% so với tháng trước do giá nhiên liệu tăng.

Bình quân 5 tháng đầu năm, CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm 2021.

img

Trứng là mặt hàng bình dân, thường chỉ giảm, nhưng nay cũng tăng mạnh và khan hiếm khi giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh...

Nguyên nhân chính đầu tiên khiến CPI tăng là giá xăng dầu liên tiếp tăng kể từ đầu năm, sau đó là giá hàng hóa thiết yếu đều "tăng theo giá xăng".

Từ đầu năm, giá xăng dầu được điều chỉnh 13 đợt, làm cho giá xăng RON 95 tăng 7.360 đồng/lít; xăng E5 RON 92 tăng 7.080 đồng/lít và dầu diezen tăng 7.980 đồng/lít.

Bình quân 5 tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước tăng 49,95% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,8 điểm phần trăm.

Ngoài ra, giá gas 5 tháng đầu năm tăng 26,67% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,39 điểm phần trăm.

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 5 tháng tăng 8,28% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,17 điểm phần trăm....

Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 5/2022 tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 1,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.