1. Ý thức về thời gian
Trẻ lười học, làm bài tập về nhà chậm, làm việc gì cũng đợi cha mẹ nhắc nhở, hiệu quả hoàn thành thấp… Tất cả những điều này cho thấy trẻ có khái niệm về thời gian kém, cha mẹ cần rèn cho con trước khi bước vào tiểu học.
Phương pháp:
Cha mẹ có thể mua một chiếc đồng hồ, dạy trẻ các nhận biết kim giờ kim phút hoạt động như thế nào, cùng trẻ lên thời gian biểu phù hợp, hẹn thời gian hoàn thành công việc như ăn, tắm rửa, làm bài tập trong bao lâu. Đặc biệt, cha mẹ có thể áp dụng việc khen thưởng hay phạt để trẻ nhanh chóng hình thành khái niệm về thời gian.
2. Học tập và vui chơi hợp lý
Một số cha mẹ nghĩ rằng, con cái đi học cả tuần vất vả nên để con có thể thoải mái ngủ, chơi, muốn làm gì thì làm vào ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ.
Trên thực tế, vào những ngày nghỉ là lúc thích hợp nhất để tập cho trẻ thích nghi dần với lịch học lớp 1, đặc biệt trong giai đoạn chuyển tiếp giữa mẫu giáo và cấp 1. Trẻ em học mẫu giáo có lịch học khác với học cấp 1.
Phương pháp:
Cha mẹ nên tìm hiểu trước lịch học và nghỉ ngơi của học sinh tiểu học tại ngôi trường mình có ý định cho con theo học.
Sau đó, cha mẹ làm gương, hình thành thói quen ngủ sớm dậy sớm để con bắt chước theo. Thời điểm tốt nhất là 3 tháng hè trước khi trẻ bước vào lớp 1.
3. Tự biết sắp xếp mọi việc
Giáo viên tiểu học thường khuyến khích các bậc phụ huynh nên rèn luyện cho trẻ thói quen sự sắp xếp mọi việc khi ở nhà.
Nhiều trẻ quen với việc được cha mẹ chuẩn bị hết mọi thứ, thường không biết cách sắp xếp sách vở khi học lớp 1. Tiết học kéo dài 40 phút nhưng có những em dành 10 phút chỉ để loay hoay tìm sách vở, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của tiết học.
Phương pháp:
Cha mẹ có thể tận dụng những ngày nghỉ để con làm những công việc nhà, tự sắp xếp phòng ốc, các vật dụng, sách vở, đồ chơi, văn phòng phẩm.
Điều này giúp trau dồi khả năng thực hành và sự chủ động của trẻ, cải thiện hiệu quả chất lượng học tập sau này. Khả năng phối hợp tay và não giúp cải thiện khả năng logic của trẻ.
4. Học cách suy nghĩ
Trẻ có thể học kém, nền tảng kiến thức chưa vững nhưng chúng nhất định cần có khả năng độc lập, biết suy nghĩ.
Phương pháp:
Cha mẹ thường xuyên đặt câu hỏi tại sao và khuyến khích con suy nghĩ trả lời. Đối với các thắc mắc của trẻ, cha mẹ không nên trả lời chiếu lệ, cần giải thích cặn kẽ, nếu cần thiết có thể đưa con đi tìm câu trả lời.
Đồng thời, cha mẹ có thể cho trẻ tham gia thảo luận của người lớn nhiều hơn và hỏi ý kiến của trẻ trong quá trình thảo luận như “con sẽ làm gì nếu gặp sự cố này”, “con nghĩ gì về sự việc này”. Cha mẹ nên chờ đợi hoặc đưa ra một vài lựa chọn để trẻ lựa chọn và yêu cầu chúng giải thích tại sao mình lại làm như vậy.
5. Yêu thích việc đọc sách
Đọc sách không chỉ giúp trẻ tăng cường kiến thức, tích lũy đủ vốn từ vựng, tạo nền tảng tốt cho việc viết luận sau này mà còn nâng cao khả năng đọc hiểu và tạo nền tảng tốt cho việc học các môn khác nhau.
Phương pháp:
Nếu con không thích đọc, cha mẹ nên thay đổi dần dần bằng cách mua sách tranh trước, cố định thời gian đọc hằng ngày cùng con, sử dụng phương pháp diễn giải tình huống để nhập vai vào các nhân vật trong sách cùng con… Bằng cách này, trẻ dần hứng thú với sách và say mê đọc sách.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận