Y tế

6 cách giúp giảm cảm giác bỏng rát lưỡi khi ăn đồ quá nóng

18/03/2021, 12:00

Khi bị bỏng lưỡi, hãy tránh tiêu thụ các chất kích thích như rượu hoặc thức ăn cay để vết thương mau lành.

img

Uống vội vàng một cốc cà phê mới pha đang bốc khói hoặc ăn một miếng bánh còn nóng hổi mới ra lò khiến lưỡi của bạn bị bỏng rát rất khó chịu. Cảm giác này sẽ kéo dài khá lâu, từ 10 đến 14 ngày, khoảng thời gian đủ để các tế bào mới phát triển thay thế các tế bào tổn thương.

Trong lúc chờ đợi cho lưỡi lành lại, đây là những gì bạn cần làm để xoa dịu cơn đau.

1. Làm mát lưỡi ngay lập tức

Điều đầu tiên bạn cần làm sau khi bị bỏng lưỡi là hãy cố gắng “hạ nhiệt” nó. Hãy uống ngay nước lạnh hoặc ngậm một chút đá bào phủ lên vết thương. Stephen J.Stefanac, giáo sư lâm sàng về Y học răng miệng và nha khoa tại Đại học Michgan, Mỹ cho biết: “Bạn xử lý vết bỏng bằng nước lạnh hay đá càng nhanh, càng giảm lượng nhiệt thâm nhập vào mô, khiến vết thương bớt nghiêm trọng hơn rất nhiều”.

2. Tránh tiêu thụ chất kích thích

Sử dụng một số loại thực phẩm cay nóng và đồ uống có cồn có thể gây kích ứng hơn cho lưỡi đang bị tổn thương. Strfanac cho rằng: “Rượu vừa là chất gây kích ứng vừa có thể làm chậm quá trình chữa lành các tế bào bị thương. Thức ăn cay tuy không ảnh hưởng đến quá trình chữa lành nhưng nó có thể khiến vết thương đau đớn hơn”.

img

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những đồ ăn, đồ uống nóng để không bị bỏng thêm một lần nào nữa, điều này sẽ làm trì hoãn quá trình chữa lành vết thương.

3. Tạm ngưng cạo lưỡi

Nếu có thói quen vệ sinh răng miệng tốt, chắc hẳn bạn đã biết đến việc chải lưỡi 2 lần mỗi ngày. Stefanac nói rằng, bạn nên dừng việc chải lưỡi lại cho đến khi lưỡi lành lại để tránh kích ứng và đau thêm.

4. Uống sữa

Các sản phẩm từ sữa có thể khiến lưỡi bị bỏng cảm thấy dễ chịu hơn vì chúng có tác dụng bao phủ và làm mát lưỡi. Nếu việc uống sữa mỗi ngày khiến bạn thấy nhàm chán thì hãy thay thế bằng sữa chua hoặc sữa trái cây.

img

5. Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm triệu chứng và vi khuẩn trong miệng. Chính vì vậy, bạn hãy dùng nước muối để sát khuẩn lưỡi sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

6. Uống thuốc giảm đau

Bạn có thể giảm cơn đau lưỡi khi bị bỏng bằng thuốc giảm đau không kê đơn chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen. Ngoài ra, nếu cơn đau nghiêm trọng, bạn có thể thử làm tê lưỡi bằng cách dùng gel bôi gây tê tại chỗ cho vết loét miệng và răng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.