Y tế

6 điều cần lưu ý khi ăn quả ngon ngày Thu này để tránh phải nhập viện

03/09/2019, 14:00

Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách, quả hồng - một món quả ngon của mùa Thu có thể khiến bạn nhập viện.

img
6 điều cần lưu ý khi ăn quả ngon ngày Thu này để tránh phải nhập viện

Theo lương y Nguyễn Quốc Trung (Hội đông y Hà Nội), quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt khứ táo, nhuận phế tiêu đờm, nhuyễn kiên, chỉ khát sinh tân, kiện tì, trị lị, chỉ huyết… giúp giảm táo bón, đau nhức do bệnh trĩ hoặc các chứng bệnh như là xuất huyết, ho khan, đau họng, huyết áp cao. Đây là loại quả đặc trung của mùa Trung Thu, với vị thơm ngọt, giòn giòn dễ cuốn hút người ăn.

Tuy nhiên, hầu như năm nào đến thời điểm này, cũng không ít các ca bệnh nhập viện với triệu chứng đau bụng, bí trung đại tiện, buồn nôn do tắc ruột mà nguyên nhân chính từ việc ăn "vô tội vạ" trái hồng. Theo lý giải của các bác sĩ, là do hồng giòn có nhiều chất xơ, chất chát, nếu ăn nhiều sẽ vón lại và tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, có thể dẫn đến tắc ruột. Đặc biệt điều này dễ xảy đến đối với người răng yếu, hệ tiêu hóa không tốt...

Cũng vì vậy, khi ăn hồng cần lưu ý 6 điều sau để tránh hậu quả đáng tiếc:

1. Không ăn trái hồng lúc bụng đói vì tanin trong trái hồng dưới tác động của acid dạ dày dễ kết tủa. Hồng giòn tuy ngọt nhưng vẫn còn một lượng tanin trong đó. Nên ăn lúc bụng no, hoặc khoảng một giờ sau ăn.

2. Hạn chế tối đa cho người già và trẻ nhỏ ăn trái hồng giòn: Ăn rất ít, chỉ 1-2 miếng nhỏ, nhai kỹ. Người già và trẻ nhỏ nên đổi sang ăn trái hồng đã chín mềm hoặc trái hồng sấy khô (hồng mứt) để tránh bị nghẹn.

3. Không ăn vỏ trái hồng, nhất là vỏ trái hồng còn xanh vì chứa nhiều tanin. Nên gọt bỏ vỏ trái hồng khi ăn.

4. Không dùng cho những người bị viêm dạ dày mạn, người đã cắt một phần dạ dày hoặc vị hàn. Người bị viêm dạ dày mạn, cắt một phần dạ dày thường đầy bụng, khó tiêu nên ăn trái hồng không thích hợp.

5. Không dùng cho người thiếu máu, do trái hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa gây cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn. Ngoài ra, cũng không ăn trái hồng khi uống thuốc có chứa sắt.

6. Thận trọng ở bệnh nhân bị tiểu đường. Vì trái hồng chứa 10,8% đường nên dễ dàng hấp thu vào máu sẽ gây tăng lượng đường trong máu.

img

Tham gia Bảo hiểm Y tế: Học sinh, sinh viên được trả bao nhiêu viện phí?

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.