Giáo dục

7 nguyên tắc bố mẹ cần áp dụng trong gia đình để giúp trẻ trở nên ưu tú

28/08/2021, 01:00

Đây đều là những quy tắc cần thiết để giáo dục con cái, bố mẹ nên tham khảo để hình thành một số thói quen tốt cho con mình.

1. Không được tự tiện lấy đồ của người khác khi chưa được phép

Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác bị những đứa trẻ đập bể điện thoại, xé nát giấy tờ quan trọng, phá hoại các món đồ yêu thích chưa.

Những lúc như vậy, có lẽ tâm trạng của hầu hết mọi người sẽ vô cùng tức giận. Ngoài việc trách móc những đứa trẻ nghịch ngợm, chúng ta cũng phải nghĩ đến chúng không được bố mẹ dạy dỗ đàng hoàng.

Một đứa trẻ quá kiêu ngạo, tự tiện nhưng không được bố mẹ nhắc nhở khi vô phép vô tắc chắc chắn sẽ gây tai họa lớn sau này.

img

Ảnh minh họa.

Nếu không muốn con mình bị người khác ghét bỏ sau lưng, bố mẹ nên đặt ra những quy tắc như không được tự tiện lấy đồ của người khác, không vứt rác bừa bãi, không gây ồn ào nơi công cộng…

2. Không được chửi thề và có hành vi khiếm nhã

Chửi thề và có hành vi khiếm nhã với người khác thực sự là điều khó có thể chấp nhận ở một đứa trẻ. Khi thấy con mình có những hành động như vậy, bố mẹ nên chỉnh sửa ngay lập tức.

Một đứa trẻ khi nói ra những lời thô tục mà không được bố mẹ dạy dỗ sẽ dễ trở nên hư hỏng, khó bảo sau này.

3. Gặp người lớn tuổi phải chào hỏi

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu nói mà bất kỳ người nào cũng đều thuộc lòng. Dù thời đại có thay đổi như thế nào, lễ nghi chào hỏi, phép tắc xã giao vẫn được con cháu học hỏi và kế thừa.

img

Khi gặp người quen, việc chào hỏi là phép lịch sự cơ bản nhất của một người. Tuy nhiên, việc chào hỏi này bố mẹ không nên cưỡng ép trẻ mà cần chỉ dạy nhiều lần để trẻ quen và hiểu vấn đề. Ngoài việc chào hỏi lịch sự, trẻ cũng cần chú trọng đến thái độ khi tiếp xúc với người lớn.

Lịch sự là thái độ chân thành từ trái tim chứ không phải làm cho có lệ. Vì vậy, để dạy trẻ những điều này bố mẹ cần kiên trì hướng dẫn và làm gương cho con cái.

4. Không được tự ý ngắt lời khi người khác đang nói chuyện

Mọi người có xu hướng thích những đứa trẻ lanh lợi, hoạt bát, dám thể hiện bản thân. Tuy nhiên, điều này cũng cần tùy thuộc vào từng hoàn cảnh.

Một số đứa trẻ có thói quen cắt ngang lời nói của giáo viên trong giờ học hay lúc người lớn đang nói chuyện. Dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa, việc ngắt lời người khác đang nói như vậy là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng.

Vì vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện này, bố mẹ cần chấn chỉnh chúng ngay. Dạy trẻ cách lắng nghe người khác nói cũng là tôn trọng đối phương.

5. Chịu trách nhiệm về những hành vi sai trái của bản thân

Đứa trẻ nào rồi cũng sẽ có những lúc mắc sai lầm nhưng cách bố mẹ phản ứng lại khác nhau.

Một cậu bé hay bắt nạt bạn bè trong lớp bị người bố phạt không được đi xe đến trường trong vòng 1 tuần, buộc phải đi bộ. Khi bị phạt như vậy, cậu bé sẽ nhận ra 2 điều: làm sai thì phải chịu phạt và bố không yêu mình vì đã làm những điều sai trái.

img

Làm sai không có gì là ghê gớm cả, nhưng điều khủng khiếp nhất có những bố mẹ cố tình che đậy lỗi lầm của con mình, không để trẻ sửa đối và chịu trách nhiệm với những việc mình gây ra.

Nhận ra lỗi lầm và chịu trách nhiệm về nó là bài học quan trọng mỗi đứa trẻ cần phải học.

6. Đặt những thứ đã sử dụng trở lại vị trí cũ

Sức mạnh của thói quen vô cùng lớn, những thói quen tốt có thể thay đổi cuộc sống của một người. Nhưng việc hình thành thói quen không phải một sớm một chiều, bố mẹ cần giám sát hành vi của con mình ngay từ khi còn nhỏ.

Ngay cả những việc nhỏ nhặt như cất đồ đã sử dụng trở lại vị trí cũ cũng có thể giúp trẻ thiết lập ý thức về quy tắc và tính trật tự cho bản thân.

7. Nuôi dưỡng sở thích thể thao

Chúng ta đều biết rằng, có một cơ thể khỏe mạnh rất quan trọng. Nhưng phần lớn trẻ em đều được bố mẹ khuyến khích học hành nhiều hơn tập thể thao. Điều này có thể dẫn tới tình trạng nhiều đứa trẻ trông rất to cao nhưng có sức khỏe rất yếu ớt và dễ bị ốm vặt.

Các chuyên gia tâm lý đã phát hiện ra rằng, mọi sự phát triển trí tuệ và tâm lý của trẻ em thực chất đều dựa trên sự phát triển về thể chất.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.