Y tế

9 mẹo làm tan biến ngay cơn đau "chết đi sống lại" ngày "đèn đỏ"

08/11/2019, 12:00

Chỉ những người bị cơn đau khi "đến tháng" mới hiểu hết sự khó chịu, bức bối mà nó mang lại. Nếu bạn nằm trong số những người bị "tra tấn" bởi ngày "đèn đỏ", hãy áp dụng ngay những mẹo đơn giản này.

1. Ăn các loại hạt: Trong nửa đầu của chu kỳ hãy ăn 1 muỗng canh hạt bí ngô hoặc hạt lanh mỗi ngày để cân bằng nồng độ estrogen. Vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, nên ăn 1 muỗng canh hạt hướng dương hoặc hạt vừng. Lý do là vì vỏ các loại hạt này có chứa lignans, một loại phytoestrogen có thể điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố, trong khi dầu của hạt chứa các axit béo thiết yếu cung cấp việc thúc đẩy tạo ra hormone.

1. Ăn các loại hạt: Trong nửa đầu của chu kỳ hãy ăn 1 muỗng canh hạt bí ngô hoặc hạt lanh mỗi ngày để cân bằng nồng độ estrogen. Vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, nên ăn 1 muỗng canh hạt hướng dương hoặc hạt vừng. Lý do là vì vỏ các loại hạt này có chứa lignans, một loại phytoestrogen có thể điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố, trong khi dầu của hạt chứa các axit béo thiết yếu cung cấp việc thúc đẩy tạo ra hormone.

2. Tập yoga: Những ngày “đèn đỏ” khiến cơ bắp bị căng ra và có thể làm trầm trọng thêm cơn đau. Một số tư thế yoga có thể giúp bạn thư giãn.

2. Tập yoga: Những ngày “đèn đỏ” khiến cơ bắp bị căng ra và có thể làm trầm trọng thêm cơn đau. Một số tư thế yoga có thể giúp bạn thư giãn.

3. Tập thể dục đều đặn: Một nghiên cứu mới cho thấy rằng, thức dậy sớm để tập thể dục có thể giúp giảm đau kinh nguyệt một cách hiệu quả. Các nhà nghiên cứu từ Đại học St Mary, Twickenham phát hiện ra rằng, 78% phụ nữ cho biết tập thể dục làm giảm các triệu chứng đau bụng trong “ngày đèn đỏ”.

3. Tập thể dục đều đặn: Một nghiên cứu mới cho thấy rằng, thức dậy sớm để tập thể dục có thể giúp giảm đau kinh nguyệt một cách hiệu quả. Các nhà nghiên cứu từ Đại học St Mary, Twickenham phát hiện ra rằng, 78% phụ nữ cho biết tập thể dục làm giảm các triệu chứng đau bụng trong “ngày đèn đỏ”.

4. Uống nước ép củ cải đường rất giàu nitrat làm thư giãn các mạch máu, giúp tăng lưu lượng máu và oxy đến bụng và tử cung, có thể làm giảm sự khó chịu và đau nhức. Ngoải ra, măng tây và cần tây có thể giúp giảm đầy hơi và cung cấp lượng kali dồi dào, giúp làm giảm nồng độ natri trong cơ thể và tăng sản xuất nước tiểu.

4. Uống nước ép củ cải đường rất giàu nitrat làm thư giãn các mạch máu, giúp tăng lưu lượng máu và oxy đến bụng và tử cung, có thể làm giảm sự khó chịu và đau nhức. Ngoải ra, măng tây và cần tây có thể giúp giảm đầy hơi và cung cấp lượng kali dồi dào, giúp làm giảm nồng độ natri trong cơ thể và tăng sản xuất nước tiểu.

5. Chườm nóng: Sử dụng một chai nước nóng là phương pháp quen thuộc từ lâu vì nó làm tăng lưu lượng máu và thư giãn cơ bắp, làm giảm sự khó chịu. Một nghiên cứu cho thấy, sử dụng miếng dán giữ nhiệt 40℃ có hiệu quả tương đương với uống thuốc giảm đau trong ngày kinh nguyệt.

5. Chườm nóng: Sử dụng một chai nước nóng là phương pháp quen thuộc từ lâu vì nó làm tăng lưu lượng máu và thư giãn cơ bắp, làm giảm sự khó chịu. Một nghiên cứu cho thấy, sử dụng miếng dán giữ nhiệt 40℃ có hiệu quả tương đương với uống thuốc giảm đau trong ngày kinh nguyệt.

6. Hạn chế uống cà phê trong thời gian này vì caffeine có thể làm co mạch, khiến cơn đau dữ dội hơn. Nên thay cà phê bằng trà hoa cúc, có chứa hai hợp chất là chamomile và glycine, có thể giúp giảm co thắt cơ và thư giãn tử cung.

6. Hạn chế uống cà phê trong thời gian này vì caffeine có thể làm co mạch, khiến cơn đau dữ dội hơn. Nên thay cà phê bằng trà hoa cúc, có chứa hai hợp chất là chamomile và glycine, có thể giúp giảm co thắt cơ và thư giãn tử cung.

7. Massage sẽ giúp thư giãn và giảm cơn đau tức bụng một cách hiệu quả.

7. Massage sẽ giúp thư giãn và giảm cơn đau tức bụng một cách hiệu quả.

8. Bổ sung thực phẩm giàu magiê (các loại hạt, bánh mì nguyên cám, rau lá xanh đậm và sô cô la đen) giúp giảm bớt cơn đau bằng cách thư giãn các cơ trơn của tử cung.

8. Bổ sung thực phẩm giàu magiê (các loại hạt, bánh mì nguyên cám, rau lá xanh đậm và sô cô la đen) giúp giảm bớt cơn đau bằng cách thư giãn các cơ trơn của tử cung.

9. Sử dụng tảo: Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sản khoa, Phụ khoa và Sinh học Châu Âu cho thấy, bổ sung chlorella, một loại tảo nước ngọt, giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của cơn đau.

9. Sử dụng tảo: Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sản khoa, Phụ khoa và Sinh học Châu Âu cho thấy, bổ sung chlorella, một loại tảo nước ngọt, giúp giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của cơn đau.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.