Đời sống

9 sai lầm cực nhiều người mắc khi nấu ăn có thể khiến cả nhà "rước bệnh"

20/02/2020, 12:00

Những lỗi sai dưới đây vô cùng phổ biến, ngay cả những người thạo việc bếp núc cũng dễ dàng mắc phải.

1. Bảo quản thực phẩm trong mức nhiệt “nguy hiểm: Nhiệt độ từ 4.5℃ đến 60℃ được gọi là "mức nhiệt nguy hiểm" khi nói đến an toàn thực phẩm. Trên thực tế, mức độ vi khuẩn có thể tăng gấp đôi chỉ trong 20 phút ở nhiệt độ này.

Cách khắc phục: Làm lạnh thực phẩm chín trong vòng 2 giờ. Bảo quản thực phẩm tươi sống trong ngăn đông lạnh thay vì để trong nhiệt độ phòng.

1. Bảo quản thực phẩm trong mức nhiệt “nguy hiểm: Nhiệt độ từ 4.5℃ đến 60℃ được gọi là "mức nhiệt nguy hiểm" khi nói đến an toàn thực phẩm. Trên thực tế, mức độ vi khuẩn có thể tăng gấp đôi chỉ trong 20 phút ở nhiệt độ này. Cách khắc phục: Làm lạnh thực phẩm chín trong vòng 2 giờ. Bảo quản thực phẩm tươi sống trong ngăn đông lạnh thay vì để trong nhiệt độ phòng.

2. Bảo quản thực phẩm còn nóng vào ngăn mát tủ lạnh: Thói quen này không chỉ khiến vi khuẩn salmonella có thể làm hỏng thức ăn đã chế biến mà còn ảnh hưởng đến các thực phẩm tươi sống khác như rau, trứng, sữa...

Cách khắc phục: Nên để các món ăn đã chế biến nguội bớt ở nhiệt độ phòng, tối đa là sau 2 giờ sẽ bảo quản trong tủ lạnh.

2. Bảo quản thực phẩm còn nóng vào ngăn mát tủ lạnh: Thói quen này không chỉ khiến vi khuẩn salmonella có thể làm hỏng thức ăn đã chế biến mà còn ảnh hưởng đến các thực phẩm tươi sống khác như rau, trứng, sữa... Cách khắc phục: Nên để các món ăn đã chế biến nguội bớt ở nhiệt độ phòng, tối đa là sau 2 giờ sẽ bảo quản trong tủ lạnh.

3. Đặt nhiệt độ tủ lạnh ở mức quá cao: Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh là ở mức 0℃ hoặc thấp hơn.

Cách khắc phục: Các gia đình nên sắm thêm một nhiệt kế riêng để kiểm tra nhiệt độ của tủ lạnh, đảm bảo luôn ở mức nhiệt độ lý tưởng.

3. Đặt nhiệt độ tủ lạnh ở mức quá cao: Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản thực phẩm trong ngăn mát tủ lạnh là ở mức 0℃ hoặc thấp hơn. Cách khắc phục: Các gia đình nên sắm thêm một nhiệt kế riêng để kiểm tra nhiệt độ của tủ lạnh, đảm bảo luôn ở mức nhiệt độ lý tưởng.

4. Rửa gà trước khi nấu: Thói quen này có thể khiến các vi khuẩn từ thịt sống lan lan ra khu vực bồn rửa bát cũng như các loại thực phẩm khác.

Cách khắc phục: Chỉ cần dùng khăn giấy vỗ nhẹ lên bề mặt gà và vứt đi ngay sau đó. Nên chuẩn bị trước các loại gia vị ướp trong một cái bát con thay vì vừa chế biến vừa vặn nắp các lọ đựng gia vị.

4. Rửa gà trước khi nấu: Thói quen này có thể khiến các vi khuẩn từ thịt sống lan lan ra khu vực bồn rửa bát cũng như các loại thực phẩm khác. Cách khắc phục: Chỉ cần dùng khăn giấy vỗ nhẹ lên bề mặt gà và vứt đi ngay sau đó. Nên chuẩn bị trước các loại gia vị ướp trong một cái bát con thay vì vừa chế biến vừa vặn nắp các lọ đựng gia vị.

5. Đập trứng vào miệng bát: Rất nhiều người có thói quen này nhưng không biết rằng, đập trứng vào miệng bát có thể khiến các bụi bẩn hoặc vỏ trứng lẫn vào món ăn. Hoặc cũng có thể khiến phần lòng trắng hoặc lòng đỏ nhỏ giọt xuống mặt bàn.

Cách khắc phục: Nên đập trứng vào một bát con riêng biệt, kiểm tra kỹ xem có bị lẫn vỏ trứng hay bất cứ thứ gì khác không rồi mới them vào một cái bát lớn.

5. Đập trứng vào miệng bát: Rất nhiều người có thói quen này nhưng không biết rằng, đập trứng vào miệng bát có thể khiến các bụi bẩn hoặc vỏ trứng lẫn vào món ăn. Hoặc cũng có thể khiến phần lòng trắng hoặc lòng đỏ nhỏ giọt xuống mặt bàn. Cách khắc phục: Nên đập trứng vào một bát con riêng biệt, kiểm tra kỹ xem có bị lẫn vỏ trứng hay bất cứ thứ gì khác không rồi mới them vào một cái bát lớn.

6. Vệ sinh thớt sai cách: Sử dụng thớt giúp công đoạn chế biến thức ăn trở nên nhanh và đẹp mắt hơn nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao.

Cách khắc phục: Vệ sinh thớt trước và sau khi chế biến bằng nước rửa chén và nước sạch.

6. Vệ sinh thớt sai cách: Sử dụng thớt giúp công đoạn chế biến thức ăn trở nên nhanh và đẹp mắt hơn nhưng nó cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao. Cách khắc phục: Vệ sinh thớt trước và sau khi chế biến bằng nước rửa chén và nước sạch.

7. Rã đông thực phẩm ngoài nhiệt độ thường: Không nên rã đông thực phẩm ở nhiệt độ thường cũng như một khi đã rã đông không nên cấp đông trở lại.

Cách khắc phục: Nên chia nhỏ thực phẩm trước khi cấp đông và để rã đông trong ngăn mát tủ lạnh.

7. Rã đông thực phẩm ngoài nhiệt độ thường: Không nên rã đông thực phẩm ở nhiệt độ thường cũng như một khi đã rã đông không nên cấp đông trở lại. Cách khắc phục: Nên chia nhỏ thực phẩm trước khi cấp đông và để rã đông trong ngăn mát tủ lạnh.

8. Rửa tay không đủ lâu hoặc sai cách: Rửa tay là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh từ thực phẩm.

Cách khắc phục: Rửa sạch trước và trong khi nấu, đặc biệt là sau khi chạm vào thịt và gia cầm sống. Chuyên gia y tế khuyến nghị, rửa tay ít nhất 20 giây trong xà phòng và nước ấm để loại bỏ tối đa vi khuẩn có hại.

8. Rửa tay không đủ lâu hoặc sai cách: Rửa tay là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan mầm bệnh từ thực phẩm. Cách khắc phục: Rửa sạch trước và trong khi nấu, đặc biệt là sau khi chạm vào thịt và gia cầm sống. Chuyên gia y tế khuyến nghị, rửa tay ít nhất 20 giây trong xà phòng và nước ấm để loại bỏ tối đa vi khuẩn có hại.

9. Không vệ sinh và thay miếng bọt biển đều đặn: Miếng bọt biển là một trong những “ổ” vi khuẩn lớn nhất trong căn nhà của bạn.

Cách khắc phục: Thay miếng bọt biển sau mỗi 2 đến 3 tuần, đảm bảo luôn giặt sạch và phơi khô sau mỗi lần sử dụng.

9. Không vệ sinh và thay miếng bọt biển đều đặn: Miếng bọt biển là một trong những “ổ” vi khuẩn lớn nhất trong căn nhà của bạn. Cách khắc phục: Thay miếng bọt biển sau mỗi 2 đến 3 tuần, đảm bảo luôn giặt sạch và phơi khô sau mỗi lần sử dụng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.