Du lịch

9 thị trấn kỳ lạ nhất thế giới

21/11/2020, 01:00

Có nhiều nơi kỳ lạ trên khắp thế giới, một số tuyệt vời còn một số đáng sợ. Tuy nhiên, đôi khi bạn bắt gặp một nơi thực sự kỳ quặc như 9 thị trấn độc lạ này và bạn sẽ không tin vào mắt mình.

Coober Pedy, Australia

img

Toàn bộ thị trấn này tồn tại dưới lòng đất. Nó được thành lập vào năm 1915 với tư cách là một thị trấn khai thác opal (và vẫn là mỏ opal lớn nhất trên thế giới) và các thợ mỏ sớm nhận ra rằng, việc ở dưới lòng đất sẽ dễ dàng hơn vì nhiệt độ trên mặt đất sẽ lên tới 51 độ C. Thị trấn có các cửa hàng dưới lòng đất, nhà thờ, phòng trưng bày và thậm chí là khách sạn 4 sao dưới lòng đất đầu tiên trên thế giới.

Đảo Miyake-jima, Nhật Bản

img

Cư dân của Đảo này phải mang theo mặt nạ phòng độc mọi lúc mọi nơi. Lý do đằng sau điều này là gần Mt. Oyama có một ngọn núi lửa đang hoạt động. Không có gì lạ khi những tiếng còi báo động đột ngột phát ra, khiến tất cả cư dân trên đảo phải đeo mặt nạ phòng độc do khói độc từ núi lửa thải ra. Lần phun trào tồi tệ nhất là vào năm 2000, khi ngọn núi thải ra khoảng 10.000-20.000 tấn sulfuric-dioxide mỗi ngày, khiến cả hòn đảo không thể ở được và buộc phải sơ tán. Kể từ đó, mọi người được phép trở về nhà nhưng phải mang theo mặt nạ phòng độc mọi lúc.

Chefchaouen, Morrocco

img

Điểm du lịch đáng kinh ngạc này nằm ở phía đông bắc của Maroc, với hầu hết các ngôi nhà và đường phố đều được sơn màu xanh lam. Thị trấn được sơn màu xanh lam bởi những cư dân Do Thái sống ở đó vào những năm 1930. Nơi đây có khoảng 200 khách sạn và được cho là nhà sản xuất rượu Hashish lớn nhất ở Ma-rốc.

Colma, California, Mỹ

img

Sau khi San Francisco thông qua một sắc lệnh ngăn chặn xây dựng các nghĩa trang mới trong giới hạn thành phố, Colma tận dụng cơ hội kiếm thêm thu nhập và nhận tất cả những người mới qua đời từ San Francisco. Điều đó khiến cho hiện nay, số người chết nhiều hơn số công dân còn sống ở Colma. Có khoảng 1800 người đang sống trong khi có tới 1,5 triệu người được chôn cất tại đây.

Manshiyat Nasser, Ai Cập

img

Thành phố ổ chuột này thực sự bị bao phủ trong rác. Lý do bởi Manshiyat Nasser ngay gần thủ đô Ai Cập là Cairo, nơi không có một hệ thống xử lý rác thải hiệu quả. Thay vào đó, người dân Manshiyat đã trở thành những người thu gom rác không chính thức cho Cairo và thậm chí còn được đặt tên là "Zabbaleen" (Người Rác trong tiếng Ả Rập).

Làng người lùn, Trung Quốc

img

Cư dân của ngôi làng này không cao hơn 130cm, những cư dân lùn đã xây dựng ngôi làng này để thoát khỏi sự ngược đãi và sách nhiễu do ngoại hình của họ. Hiện, ngôi làng đã trở nên hoàn hảo với lực lượng cảnh sát và sở cứu hỏa của riêng mình. Bởi cần phải tạo ra một nguồn thu nhập ổn định nên 120 cư dân của ngôi làng đã quyết định xây dựng nhà cửa theo những hình dạng độc đáo, biến nơi đây thành một điểm thu hút khách du lịch và là công viên giải trí rất nổi tiếng.

Thành phố Slab, California, Mỹ

img

Không có biển chỉ dẫn tới nơi này, đồng thời nó cũng nằm hoàn toàn bên ngoài lưới điện và được người dân địa phương mệnh danh là "Nơi tự do cuối cùng ở Mỹ". Thị trấn không có bất kỳ dịch vụ nào. Điều đó có nghĩa là không có nước sinh hoạt, cống thoát nước, điện... Ngoài 150 cư dân thường trú (được gọi là "Slabbers"), bạn sẽ tìm thấy những cư dân theo mùa và rời đi trong mùa hè khi nhiệt độ lên quá cao.

The Villages, Florida, Mỹ

img

Được mệnh danh là "Quê hương thân thiện nhất của Hoa Kỳ", thị trấn hưu trí này có phần lớn cư dân trên 55 tuổi. Nơi này có 34 sân gôn, 9 câu lạc bộ đồng quê, 2 quảng trường ở trung tâm thành phố và rất nhiều nhà hàng.

Kowloon, Hong Kong

img

Trước khi bị phá hủy vào năm 1994, Kowloon là thành phố đông dân nhất trên Trái đất, với gần 50.000 người sống trong một thành phố chỉ rộng 0.02km2. Thị trấn được quân đội Trung Quốc thành lập vào khoảng thế kỷ 17 như một pháo đài địa phương, sau đó bị "bỏ rơi" vào năm 1950. Kowloon trở thành nơi trú ẩn của tổ chức tội phạm khét tiếng "Hội Tam Hoàng". Vì nó không có chính quyền thực sự, nên người dân đã xây nhà của họ trên nhà những người khác mà không tuân thủ bất kỳ quy tắc an toàn nào.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.