Công nghệ

Apple “nổi đóa” vì bị EU tuyên phạt hơn 14 tỷ USD

31/08/2016, 11:55
image

Người khổng lồ công nghệ dọa sẽ cắt giảm việc làm trong EU sau khi bị tuyên phạt 14,5 tỷ USD, theo DM 30/8.

1EF8C97800000578-3764393-image-a-10_1472551605553

Apple tuyên bố mức phạt của EU đối với tập đoàn công nghệ này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm trong khối.

Hôm 30/8, Liên minh châu Âu (EU) đã tuyên phạt tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ khoảng 14,5 tỷ USD do hành vi trốn thuế tại Ireland. Đây là mức phạt được xem là “kỷ lục” của EU so với các vụ việc tương tự trước đó.

Lập tức, ngay sau khi mức phạt được công bố, người khổng lồ công nghệ tuyên bố sẽ kháng cáo và cho rằng các số liệu của phía EU đã hoàn toàn được “thiết lập”.  Đại diện Apple cho biết: “Apple tuân thủ luật pháp và nộp thuế đầy đủ. Chúng tôi sẽ kháng cáo và tự tin sẽ lật ngược tình thế”.

Chưa hết, Apple tuyên bố rằng án phạt nhằm vào tập đoàn công nghệ này sẽ “ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đầu tư vào châu Âu cũng như cơ hội việc làm ở châu lục này – nơi mà Apple sử dụng tới 22.000 nhân sự”, Daily Mail cho hay.

Giới quan sát cho rằng đây không đơn thuần chỉ là một lời đe dọa của “gã khổng lồ công nghệ. Bộ Tài chính Mỹ thì cảnh báo, tuy EU không theo đuổi việc điều tra các công ty trốn thuế, nhưng trong thời gian tới, rất có thể McDonald, Google và Amazon sẽ bị “sờ gáy”, sau Apple.

Xem video Rò rỉ hình ảnh của iPhone 7 và iPhone 7 Plus:

Các tài liệu của phía EU đưa ra “tố cáo” rằng chính phủ Ireland đã “thiên vị” Apple, bởi năm 1991, Ireland muốn Apple đặt trụ sở hoạt động tại nước này, do đó tạo điều kiện cho Apple hưởng ưu đãi về thuế suất. Thỏa thuận này giữa chính phủ Ireland với người khổng lồ công nghệ là hoàn toàn hợp pháp”.

Cụ thể, biên bản cuộc họp giữa chính phủ và cố vấn thuế của Apple năm 1990 ghi rõ: "Apple hiện đang sử dụng số lao động lớn nhất trong khu vực Cork với 1.000 lao động trực tiếp và 500 lao động theo hợp đồng phụ”. Cùng với đó, sau 25 năm có mặt tại Ireland, tập đoàn công nghệ nổi tiếng của Mỹ đã tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm ở nhiều khu vực thuộc quốc gia này.

Margrethe Vestager, Ủy viên hội đồng cạnh tranh của Ủy ban châu Âu (EC) coi thỏa thuận của Apple với chính phủ Ireland là hành vi gian lận thuế.

Năm 2014, mức thuế suất mà EU áp với Apple là 0,005% trên tổng doanh thu, trước đó, mức này là 1% tùy theo từng năm.

Năm 2011, lợi nhuận ngoài nước Mỹ của Apple là 22 tỷ USD nhưng Ireland đồng ý Apple chỉ phải chịu thuế là 55 triệu USD.

Kể cả khi Apple kháng cáo, chắc chắn phải mất một thời gian dài sự việc mới được giải quyết. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.