Thị trường

Bác đề xuất bỏ thuế giá trị gia tăng của Hiệp hội Dệt may

06/09/2021, 16:39

Bộ Tài chính đã bác đề xuất bỏ thuế giá trị gia tăng (VAT) cho vải trong nước dùng cho xuất khẩu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam.

Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) mới đây đã kiến nghị Chính phủ, bộ ngành một loạt vấn đề gỡ khó cho ngành dệt may, trong đó có việc xem xét bỏ quy định nộp thuế VAT đối với mặt hàng vải trong nước sử dụng để may xuất khẩu thay vì phải nộp thuế trước rồi hoàn sau như quy định hiện hành.

img

Vitas kiến nghị bỏ thuế VAT với dệt may. Ảnh minh hoạ

Trả lời kiến nghị của Vitas, Bộ Tài chính cho biết, Luật thuế VAT hiện hành quy định 3 mức thuế suất là 0%, 5% và 10%, trong đó mức thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu theo thông lệ quốc tế.

Theo quy định hiện hành, thuế suất thuế VAT đối với mặt hàng vải là 10%.

Bộ Tài chính cho biết, doanh nghiệp trả thuế giá trị gia tăng 10% khi mua vải trong nước, khi xuất khẩu sản phẩm được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% và được khấu trừ, hoàn thuế VAT đầu vào.

Thuế VAT là thuế gián thu theo hàng hóa, dịch vụ và không có quy định ưu đãi riêng theo đối tượng doanh nghiệp.

Hiện đối tượng chịu thuế VAT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.

"Việc bỏ quy định nộp thuế VAT với doanh nghiệp sử dụng vải trong nước để sản xuất xuất khẩu hoặc quy định đối tượng không chịu thuế VAT đối với mặt hàng vải mua trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ làm giảm tính liên hoàn của thuế VAT.

Bởi doanh nghiệp bán vải trong nước sẽ không được kê khai, khấu trừ thuế VAT đầu vào và có thể làm tăng giá bán của mặt hàng vải, đồng thời chưa phù hợp với quy định của Luật thuế VAT.

Do vậy, đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành và doanh nghiệp xuất khẩu sẽ làm thủ tục hoàn thuế VAT đầu vào của sản phẩm xuất khẩu", Bộ Tài chính phúc đáp.

img

Giá vàng hôm nay 6/9: Phiên đầu tuần vàng duy trì mức cao nhất 1 tháng

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.