Giáo dục

Bài học về quả trứng và bi kịch của những đứa trẻ suốt ngày chỉ biết đến học

15/09/2019, 12:00

Việc những đứa trẻ không biết bóc vỏ trứng khi ăn, hay thần đồng không biết bất cứ chuyện gì ngoài việc học, là 2 trong số rất nhiều trường hợp trẻ bị tước đi quyền được biết, được khám phá mọi thứ và bị ép buộc chỉ biết mỗi việc học trong sách vở.

img

Ảnh minh họa.

Tại một số trường học ở Trung Quốc thường xuyên diễn ra sự kiện từ thiện ăn trưa miễn phí, do một số nhà hảo tâm tài trợ nhằm giúp trẻ em có được những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng hơn. Hầu hết các bữa ăn được tài trợ diễn ra tại các trường tiểu học và trung học, nhận được không ít lời khen của phụ huynh và chính quyền.

Tuy nhiên, sau khi thực hiện kế hoạch bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng đã phát sinh một số điều bất ngờ. Những học sinh tại đây nghĩ rằng bữa ăn bổ dưỡng là không tốt, nó không ngon và hấp dẫn như những món ăn bố mẹ nấu. Đây chỉ đơn giản là vấn đề tâm lý của trẻ. Còn một hiện tượng khiến các giáo viên chú ý hơn cả là có tới 39 học sinh trung học không biết bóc vỏ quả trứng như thế nào.

Sự việc xảy ra tại một trường cấp 2 ở thành phố Quý Dương, một giáo viên tình cờ phát hiện ra hộp cơm trưa của học sinh vẫn còn nặng và mở ra vì tò mò. "Khi mở hộp cơm ra, tôi thấy vẫn có một quả trứng chưa ăn còn nguyên vỏ. Tôi hỏi cả lớp và biết được chỉ có 6 trong 45 học sinh đã ăn trứng, số còn lại không ăn".

Lúc này, thầy giáo trên đã giải thích lợi ích tuyệt vời của trứng đối với sức khỏe. Thế nhưng khi nhắc học sinh ăn nốt quả trứng còn lại, rất nhiều em trong số đó không biết cách bóc vỏ trứng. Điều này khiến thầy giáo vô cùng ngạc nhiên, sự việc trên được chia sẻ trên MXH và tạo ra một cuộc thảo luận rất lớn.

Thầy giáo cho rằng cha mẹ ngày nay có xu hướng quá quan tâm và cưng chiều con cái, họ không muốn để con mình phải làm bất cứ thứ gì ngoài việc tập trung học. Đó là hệ quả tất yếu khi có quá nhiều học sinh ở độ tuổi trung học mà vẫn không biết bóc vỏ trứng.

img

Ảnh minh họa

Khi trao đổi với phóng viên, thầy giáo trên đã kể thêm về một trường hợp được mọi người tán dương là "thần đồng", bởi cậu bé này có thành tích học tập rất xuất sắc, rất nghe lời mẹ. Lúc cậu bé 2 tuổi đã nói được rất nhiều từ khó, 4 tuổi đã biết đọc viết. Tất nhiên, người mẹ rất tự hào về con trai của mình, để tạo điều kiện cho con phát triển, cô đã nghỉ làm để chăm sóc, dạy dỗ con mình toàn thời gian. Để con mình tập trung cho việc học hoàn toàn, thậm chí cô còn lấy thìa bón cơm cho con ăn trong lúc đang học.

Không uổng công người mẹ suốt ngày thúc ép học, 13 tuổi cậu bé đã được nhận vào trường Đại học của Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc. Thế nhưng, lúc này cậu bé phải ở lại ký túc xá trường, không còn được mẹ chăm sóc, thậm chí cậu bé không thể phân biệt được đâu là áo quần mặc cho mùa đông và mùa hè. Cuối cùng, vì không thể chịu nổi cảnh cái gì cũng không biết trong cuộc sống, cậu bé không thể thích nghi được với cuộc sống trong môi trường đại học nên đã bỏ học nửa chừng. Vụ việc này đã khiến không ít người bàng hoàng và gây xôn xao tại quê nhà của "thần đồng".

Việc những đứa trẻ không biết bóc vỏ trứng khi ăn, hay thần đồng không biết bất cứ chuyện gì ngoài việc học, là 2 trong số rất nhiều trường hợp trẻ bị tước đi quyền được biết, được khám phá mọi thứ và bị ép buộc chỉ biết mỗi việc học trong sách vở.

img

Vậy thì làm sao để trẻ có thể ăn khỏe và không trở thành những "bông hoa mỏng manh trong nhà kính"?

Thứ 1, cha mẹ nên thường xuyên ăn chung với con, không chỉ chuẩn bị thức ăn bổ dưỡng mà trong khi ăn cần giới thiệu cho trẻ hiểu và biết các thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe như thế nào.

Thứ 2, cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn. Nếu muốn trẻ tự lập, bố mẹ nên dành thời gian đưa trẻ ra ngoài, gần gũi với cây cối, động vật... và nói với trẻ rằng cuộc sống bây giờ không dễ dàng gì, vì vậy hãy học cách biết ơn mọi thứ mình đang có.

Thứ 3, dạy cho trẻ cách sống và sinh tồn. Mặc dù học tập là điều quan trọng nhưng cũng cần phải biết cách sống tự lập, nếu không có bố mẹ bên cạnh thì phải làm như thế nào.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.