Showbiz

Bản gốc Con đường xưa em đi bất ngờ lộ diện

09/04/2017, 10:27

Bản gốc lời bài hát Con đường xưa em đi được lưu giữ tại Trung tâm Bảo vệ quyền Tác giả âm nhạc VN

con duong xua em di

Bản gốc "Con đường xưa em đi" hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Bảo vệ quyền Tác giả âm nhạc Việt Nam.

Trao đổi với Báo Giao thông, nhạc sĩ Phan Phương, Trưởng Ban hội viên Trung tâm Bảo vệ quyền Tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) cho biết, hồ sơ và bản gốc ca khúc "Con đường xưa em đi" của nhạc sĩ Châu Kỳ - Hồ Đình Phương hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Bảo vệ quyền Tác giả âm nhạc Việt Nam.

Ông cũng cho biết, bản gốc Con đường xưa em đi do nhạc sĩ Châu Kỳ cung cấp khi ông làm hợp đồng ủy quyền cho Trung tâm trong việc khai thác quyền tác giả âm nhạc. Với bản nhạc này, tác giả đã ghi rõ là sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính pháp lý.

Ông Phương cũng tiết lộ, bản gốc ca khúc "Con đường xưa em đi" có giấy phép số 3577 BTT/NBC/PHNT, ngày 1/9/1969. "Nghĩa là ca khúc này được cấp phép từ thời điểm năm 1969", ông nói.

Hiện tại, 5 tác giả của 5 ca khúc đang bị cấm lưu hành, ngoài nhạc sĩ Châu Kỳ, nhạc sĩ Minh Kỳ đã mất, có 2 tác giả là nhạc sĩ Lam Phương và nhạc sĩ Lê Dinh đều sinh sống ở nước ngoài. Riêng nhạc sĩ Diên An, người được nhầm là tác giả của ca khúc “Đừng gọi anh bằng chú” hiện nay vẫn đang sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước đó, chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ, bà Kha Thị Đàng, vợ của cố nhạc sĩ Châu Kỳ cho biết, chính nhạc sĩ là người tự tay sửa những ca từ được cho là nhạy cảm trong ca khúc này. Chiến trường anh bước đi" thành "Lối mòn anh bước đi" và "Nơi đây phiên gác canh dài" sửa thành "Nơi đây thao thức canh dài".

"Nhưng chúng tôi chỉ bàn với nhau vậy chứ chưa sửa vào bản nhạc.Có thể đơn vị nào đó xin cấp phép đã sửa bản nhạc này nhưng không hỏi ý kiến gia đình tôi", vợ cố nhạc sĩ Châu Kỳ cho biết.

Ngay sau đó, ông Nguyễn Đăng Chương – Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn cho biết trên báo chí, dù bà Kha Thị Đàng có cho biết ý tưởng sửa lại một số ca từ của ca khúc “Con đường xưa em đi” là của chồng mình, nhưng đến thời điểm hiện tại chưa có văn bản nào xác nhận về việc chỉnh sửa này, đồng thời khẳng định tác giả là người trực tiếp sửa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.