Quân sự

Báo cáo từ Trung Quốc: Hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông là chưa từng có

16/03/2021, 11:53

Hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông năm 2020 được Trung Quốc ghi nhận là “chưa từng có” và mang “tính chiến đấu” cao.

img

Chiến hạm Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tăng cường ở Biển Đông.

Trong những động thái chưa từng có nhằm răn đe Trung Quốc, quân đội Mỹ đã nhiều lần triển khai các dàn vũ khí chiến lược, trong đó có các nhóm tác chiến tàu sân bay, tới Biển Đông vào năm 2020.

Nhiều khả năng nước này sẽ tiếp tục tập hợp các đồng minh và đối tác trong khu vực để can thiệp vào các vấn đề khu vực và tăng cường sự hiện diện quân sự ở biên giới Trung Quốc, cũng như cường độ hoạt động của nước này trong khu vực nhằm nỗ lực ngăn chặn sự bành trướng và cảnh hưởng Bắc Kinh trên biển.

Đây là nội dung một báo cáo của một tổ chức tư vấn tập trung vào Biển Đông vừa được công bố cách đây vào ngày, cho biết.

Đây là năm thứ ba liên tiếp, Tổ chức Sáng kiến ​​Theo dõi Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) có trụ sở tại Bắc Kinh công bố các báo cáo về các hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông. Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng quân đội Mỹ tiếp tục đang gia tăng tần suất, cường độ và trọng tâm hoạt động trong khu vực.

Theo SCSPI, Mỹ đã điều động các nhóm tấn công tàu sân bay, nhóm tàu đổ bộ, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và máy bay ném bom B-52H và B-1B đến Biển Đông vào năm 2020.

Xét về quy mô, số lượng và thời gian hoạt động, cường độ cao của các hoạt động quân sự của quân đội Mỹ trong năm 2020, SCSPI đánh giá đây là điều bất thường so với những năm gần đây.

Dù ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Mỹ vẫn tăng cường độ và tần suất các hoạt động trên không và dưới nước. Điều này khiến ông Hu Bo, giám đốc SCSPI cũng phải ngạc nhiên khi nói với tờ Thời báo Hoàn Cầu trước khi tổ chức này công bố báo cáo.

Vào tháng 7 năm 2020, Mỹ đã liên tiếp tiến hành cuộc tập trận nhóm tác chiến tàu sân bay kép trong vòng nửa tháng, được giới phân tích coi là một động thái hiếm thấy.

Ông Hu Bo chỉ ra rằng, động thái trên của quân đội Hoa Kỳ cho thấy một số đặc điểm mới trong việc triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay của Lầu Năm Góc ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh.

"Thứ nhất, nó mang tính định hướng chiến đấu rất cao. Ví dụ, tàu sân bay USS Ronald Reagan liên tục ra vào Biển Đông nhanh chóng và phối hợp tấn công bên sườn với các nhóm tấn công tàu sân bay khác.

Thứ hai, tàu sân bay Mỹ hoạt động ở một khu vực rộng lớn hơn. Ví dụ, nhóm tấn công tàu sân bay USS Theodore Roosevelt lần đầu tiên thực hành phối hợp với lực lượng quân viễn chinh gần ở khu vực Bãi ngầm Macclesfield (nằm cách quần đảo Hoàng Sa (chủ quyền của Việt Nam, hiện do Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép - PV) 75 hải lý về phía Đông, ở vào khoảng giữa của đường hàng hải từ bờ biển miền Trung Việt Nam đến phía bắc đảo Luzon của Philippines).

img

Tàu sân bay Mỹ tập trận ở Biển Đông năm 2020.

Thứ ba, các cuộc tập trận tàu sân bay kép cũng là cuộc tập trận mũi nhọn, vì chúng được tiến hành vào thời điểm nhạy cảm trùng với các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam)- PV) – quần đảo mà Trung Quốc tự nhận và tự gọi là “Tây Sa” và cuộc tập trận Hán Quang (Han Kuang) của quân đội đảo Đài Loan ”, ông Hu giải thích.

Theo thống kê chưa đầy đủ do SCSPI thu thập thông qua các thông tin công khai, Mỹ đã cử một số loại máy bay do thám, bao gồm máy bay tuần tra chống ngầm P-8A và máy bay trinh sát điện tử EP-3E, tới Biển Đông gần một nghìn lần.

Các máy bay này có nhiệm vụ trinh sát Trung Quốc ở cự ly gần.

Nhóm nghiên cứu SCSPI chỉ ra rằng Mỹ đã tăng cường đáng kể tần suất và cường độ các hoạt động do thám của mình bất cứ khi nào các tàu mặt nước của Hải quân Mỹ tiến hành các chiến dịch lớn được gọi là hoạt động “Tự do hàng hải gần các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoặc Trung Quốc tiến hành các hoạt động lớn”.

Theo lời ông Hu, các hoạt động quân sự này cho thấy Mỹ tập trung nhiều vào sự hợp tác của các lực lượng hàng hải và trên không, đồng thời lưu ý rằng đối tượng chính của hoạt động do thám trên không của Mỹ bao gồm các khu vực nhạy cảm dọc theo bờ biển ở khu vực miền Nam Trung Quốc đại lục, đặc biệt là các cơ sở quân sự quan trọng được Bắc Kinh bố trí tại đây.

Theo cáo buộc của ông Hu và SCSPI: “Mỹ đã sử dụng một số cách tiếp cận mới trong hoạt động trinh sát vào năm 2020, bao gồm sử dụng mã nhận dạng máy bay giả để ngụy trang máy bay trinh sát thành máy bay chở khách dân dụng của các nước như Malaysia, gây mất trật tự hàng không và an toàn bay, đồng thời mang lại rủi ro lớn cho máy bay dân dụng. Mỹ cũng sử dụng máy bay trinh sát của các công ty quốc phòng tư nhân”.

Ông Hu cho rằng những động thái này là "hoạt động xám", Mỹ làm tăng nguy cơ đánh giá sai giữa quân đội Trung Quốc và quân đội Mỹ.

Hôm thứ Tư tuần trước, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố “Báo cáo Tự do Hàng hải thường niên cho Năm Tài chính 2020”, trong đó tuyên bố quân đội Mỹ đã tiến hành hoạt động đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, mà không đề cập đến các số liệu mà SCSPI đưa ra trước đó.

Từ báo cáo này, SCSPI cho rằng Mỹ thực sự đã tiến hành các hoạt động như vậy ở Biển Đông năm lần trong năm 2018 và tám lần vào năm 2019.

Ông Hu nói rằng, vào năm 2020, quân đội Hoa Kỳ đã tiến hành một số lượng lớn các hoạt động ở cự ly gần với các đảo hoặc đá ngầm ở Biển Đông (mà SCSPI cáo buộc là xâm phạm), và quá cảnh eo biển Đài Loan, với danh nghĩa "tự do hàng hải" và "hàng không". Đây là những hoạt động đánh dấu những con số kỷ lục trong những năm gần đây cả về tần suất và cường độ.

Mỹ đã tiến hành 9 hoạt động gần các quần đảo hoặc đá ngầm ở Biển Đông, cụ thể là 5 hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa (hiện Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép) và 4 hoạt động gần các bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (chủ quyền của Việt Nam - PV).

Theo chuyên gia Trung Quốc, các tàu mặt nước của Mỹ cũng đã tiến hành 13 lần quá cảnh eo biển Đài Loan vào năm 2020, đồng thời lưu ý rằng các động thái này “khuyến khích các lực lượng ly khai trên đảo Đài Loan và gửi tín hiệu rất nguy hiểm cho lực lượng "Đài Loan độc lập", gây ra mối đe dọa rất lớn đối với hòa bình và ổn định. trong khu vực".

COVID-19 đã tàn phá toàn cầu vào năm 2020 và một số tàu chiến của Mỹ cũng đã bị tấn công bởi virus Corona chủng mới, tuy nhiên, điều này không thể ngăn cản các hoạt đông quân sự của Mỹ ở Biển Đông.

“Mặc dù dịch bệnh khiến quy mô và số lượng các cuộc tập trận của Hoa Kỳ ở Biển Đông giảm đáng kể, nhưng không ngăn được nước này tập hợp các đồng minh của mình về ngoại giao pháo hạm.

Nước này đã tiến hành các cuộc tập trận song phương và đa phương với các nước như Nhật Bản và Australie ở Biển Đông, nhiều lần trong nỗ lực tiếp tục tăng cường sự hiện diện trong khu vực, thúc đẩy hợp tác quân sự với các đồng minh trong khu vực và mở rộng khả năng răn đe quân sự đối với Trung Quốc” – ông Hu Bo nói.

Với việc ông Joe Biden trở thành Tổng thống mới của Hoa Kỳ, ông Hu Bo dự đoán rằng chính quyền Biden sẽ không thay đổi đường lối cạnh tranh chiến lược chống lại Trung Quốc, cả về chính trị hay quân sự.

Điều này có nghĩa là xu hướng căng thẳng quân sự giữa hai nước ở các khu vực xung quanh Trung Quốc, bao gồm cả khu Biển Đông nhiều khả năng sẽ vẫn còn vì tàu chiến và máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ tiếp tục thường xuyên đi vào khu vực để thực hiện các loại hoạt động khác nhau.

Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh rằng, Mỹ cũng sẽ tập hợp nhiều hơn nữa các đồng minh và đối tác trong khu vực can thiệp vào các vấn đề Biển Đông, bởi vì, theo ông này “trong khi Mỹ vẫn duy trì lợi thế quân sự đáng kể trên thế giới, lợi thế này đang bị mất dần ở Tây Thái Bình Dương, chính vì vậy, các biện pháp đối phó của Trung Quốc đang và sẽ được tăng cường”.

“Các hành động răn đe quân sự từ Hoa Kỳ chắc chắn sẽ làm căng thẳng khu vực leo thang hơn nữa. Và dưới khẩu hiệu cạnh tranh cường quốc, quân đội Mỹ sẽ tiếp tục gia tăng cường độ và tần suất hoạt động ở Biển Đông. Mỹ cũng có thể thay đổi là các chiến thuật và cách tiếp cận riêng lẻ” – ông Hu Bao nhận định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.