Xã hội

Báo chí truyền thống làm gì trước vấn nạn tin giả?

15/06/2019, 09:48

Vấn nạn tin giả đang lan truyền như một bệnh dịch khiến dư luận hoang mang. Báo chí phải làm gì?

img
Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà Báo Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Mạng xã hội phát triển thúc đẩy kết nối tri thức, hoạt động giao thương, kinh tế, văn hóa xã hội trên toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều hệ lụy, trong đó có hoạt động báo chí truyền thông và vấn nạn tin giả.

Trong buổi hội thảo “Báo chí trước thách thức của truyền thông xã hội và vấn nạn tin giả” do Hội Truyền thông số vừa tổ chức ngày 14/6 tại Hà Nội, ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn truyền thông Lê đã chỉ ra hàng loạt dẫn chứng cụ thể.

Theo ông Vinh, bất cứ người nào cũng có tài khoản trên mạng xã hội cũng có thể chia sẻ, đăng tin như một nhà báo. Nhưng, bản chất mạng xã hội là zoom in (thu hẹp góc nhìn về sự việc-PV) vào trong một vấn đề, một mảng sự thật, đặc tính chỉ cho phép người dùng nhìn thấy một phần của sự thật. Đây là lý do thông tin bị bóp méo. Bản chất mạng xã hội, đặc biệt là Facebook cho phép người ta nhìn thấy một loại nội dung mà họ mong muốn được nhìn thấy. Họ chỉ quan tâm đến một góc độ nào đó của sự thật. Cùng một vấn đề sự thật nhưng chỉ nhìn được một khía cạnh khiến người tiếp nhận thông tin hoang mang, công chúng nhìn nhận méo mó về vấn đề xã hội.

Thực tế cho thấy những nạn nhân, nhất là cá nhân, doanh nghiệp đang bị tấn công trên mạng xã hội, bị xã

Theo số liệu thống kê của Hootsuite và We Are Social, năm 2018, tăng 415 triệu người tham gia mạng xã hội (social media) trên toàn thế giới, tương đương 13% so với năm trước, nâng tổng số người tham gia mạng xã hội lên gần 3,2 tỷ người. Dự đoán con số này sẽ tiếp tục gia tăng khi công nghệ trở nên phổ cập ở nhiều quốc gia.

Không chỉ tham gia social media bằng máy tính bàn, người dùng trên khắp thế giới đang truy cập bằng điện thoại hoặc máy tính bảng cá nhân. Facebook và YouTube là hai mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Theo Pew Research, 68% người Mỹ trưởng thành sử dụng Facebook và 73% sử dụng YouTube. Việt nam đứng thứ 16 thế giới về số người sử dụng internet, xếp thứ 7 với 58 triệu người dùng mạng xã hội Facebook và còn số này dự báo còn tăng trong năm 2019.

hội tẩy chay, ruồng bỏ, tạo hệ lụy xã hội rất lớn về mặt kinh doanh.

Ông Vinh cho rằng, để giải quyết thực trạng trên, cơ quan báo chí cần thực hiện đồng bộ ba yếu tố: Nội dung chất lượng cao, chính thống, trung thực, độc lập, đa chiều, khách quan. Tạo ra cơ chế bảo vệ tác quyền, bảo vệ nội dung thông tin báo chí sản xuất ra của báo chí. Giải pháp doanh thu từ người đọc và ba yếu tố cộng lại mới tạo ra tính cạnh tranh của báo chí chính thống.

Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà Báo Việt Nam cho biết: Thực tế cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cơ quan báo chí, thậm chí đảo lộn môi trường truyền thông hiện nay. Trước kia môi trường truyền thông mang tính chiến lược thông tin có giá trị, nhất là tin tức thời sự mang tính kinh tế xã hội. Đối với tin giải trí, giật gân, bạo lực sẽ bị phê bình. Chính điều đó cho phép báo chí chính thống sử dụng tiêu chuẩn giá trị tạo sự khác biệt để lôi kéo công chúng. Tuy nhiên, đó là bối cảnh báo chí truyền thống giữ được vai trò độc tôn trong hoạt động cung cấp tin tức và có quyền làm chủ cuộc chơi.

Sự xuất hiện của truyền thông xã hội đã làm thay đổi cuộc chơi. Công chúng hiện nay dưới sự xuất hiện của trào lưu truyền thông xã hội đã có thêm lựa chọn mới. Môi trường truyền thông mới cái gọi là phi tin tức đang trở thành làn sóng mới chi phối lựa chọn biên tập và xuất bản của báo chí truyền thông để đáp ứng nhu cầu công chúng hiện đại. Lượng tin tức xã hội khổng lồ, lan truyền khắp mạng rộng khắp. Đặc biệt, vấn nạn tin giả đang hoành hành khắp nơi tác động lớn đến tâm lý chung của công chúng khiến cơ quan chức năng nhất là cơ quan báo chí lúng túng trong xử lý thông tin.

Tin giả đang được ví như một bệnh dịch có môi trường thuận lợi, lan truyền nhanh. Tin giả núp bóng dưới nhiều hình thức ví dụ như những dòng trạng thái ô nhiễm tại một địa phương dùng hình ảnh từ bên kia bán cầu hoặc trong quá khứ, hoặc hình ảnh của một quan chức cấp cao gắn với phát ngôn gây sốc, người dùng chia sẻ mà không quan tâm đến nội dung đó có được xuyên tạc hay không. Ngoài ra, tổ chức hay cá nhân dùng công nghệ ghép hình ảnh, phát tán nhanh những nội dung không có thật, thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Do đó trước mắt phải quyết liệt, ngăn chặn xử lý nghiêm đối tượng thông tin giả vì đối tượng này ngày càng phức tạp, nguy hiểm. Thực tế này không chỉ yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc mà còn đòi hỏi từ chính cơ quan báo chí, nhà báo bởi chỉ cần một dòng trạng thái đăng lên mạng xã hội cũng có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của một cá nhân hay tổ chức. Từ đó, thông tin lan truyền khó kiểm soát trên mạng xã hội. Tạo kẽ hở cho những thế lực tấn công ngầm gây hoang mang dư luận. Người dùng mạng xã hội phải có kỹ năng, trách nhiệm cao đối với hoạt động của mình trên tinh thần thượng tôn pháp luật, chuẩn mực đạo đức và văn hóa ứng xử, tránh cả tin, lôi kéo, mắc bẫy của đối tượng xấu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.