Thời sự Quốc tế

Báo Mỹ cảnh báo về nguy cơ chiến tranh hạt nhân

23/06/2019, 15:03

Tác giả bài báo trên National Interest cho rằng vũ khí siêu thanh thực sự là mối đe dọa khủng khiếp.

img
Ảnh minh họa Sputnik/Pixabay.

Những đợt thử nghiệm tên lửa siêu thanh ở Ấn Độ khiến nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân với Pakistan ngày càng gần hơn, trang Spunik của Nga tóm lược một bài báo đăng trên trang National Interest của Mỹ cho hay.

Bài báo của National Interest lưu ý rằng mặc dù trước đây đã từng có hàng loạt báo cáo về việc Ấn Độ liên tiếp thất bại khi thử nghiệm vũ khí siêu âm với tên lửa đạn đạo Agni-1 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, bản thân dự án vũ khí siêu thanh ở quốc gia này đã là "bước tiến nguy hiểm trong chiến tranh lạnh với Pakistan".

Tác giả của bài viết nhấn mạnh rằng để đạt được tốc độ siêu thanh, New Delhi không cần phải phát triển tốc độ lên tới Mach 20, giống như vũ khí Nga và chỉ ở tốc độ Mach 5 là đủ.

Tác giả bài viết cho rằng Mỹ luôn lo ngại về khả năng vũ khí siêu âm của Nga đạt tốc độ đáng sợ như vậy và việc đánh chặn gần như là không thể.

Như bài viết đề cập, ở cấp chiến thuật, điều này có nghĩa là hàng không mẫu hạm và căn cứ không quân có thể bị hủy diệt dễ dàng chỉ bằng loạt tên lửa như vậy.

Còn ở cấp chiến lược, tác giả bài báo trên National Interest cho rằng vũ khí siêu thanh thực sự là mối đe dọa khủng khiếp.

Vì thế, với sự trợ giúp của các vũ khí như vậy, ngay cả khi không mang đầu đạn, kho vũ khí hạt nhân của kẻ thù có thể bị phá hủy ngay từ cuộc tấn công đầu tiên.

Bài báo của National Interest lưu ý rằng, trên thực tế, khoảng cách giữa thủ đô của hai đối thủ tiềm năng làNew Delhi và Islamabad chỉ cách nhau khoảng 700 km và với tốc độ tên lửa lên dao động từ Mach 5 và Mach 10, bắn từ một trong hai quốc gia, sẽ trúng mục tiêu chỉ trong vài phút.

Để kết luận, tác giả bài viết nhận định, khi hiểu rất rõ rằng Ấn Độ sở hữu vũ khí siêu thanh, Pakistan chắc chắn sẽ bị ám ảnh bởi ý tưởng được hoặc mất tất cả khi sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.