Thế giới

Báo Mỹ nói Iran đang chế tạo tên lửa ở Syria, Nga bác bỏ

18/07/2017, 06:15

Theo cáo buộc các nhà máy vũ khí ở Syria nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Iran.

Tên lửa Fateh-110

Tên lửa Fateh-110 của Iran (ảnh tư liệu)

Trang Sputnik của Nga ngày 18/7 dẫn thông tin từ mạng Washington Free Beacon của Mỹ nói rằng Iran đang chế tạo tên lửa đạn đạo tầm xa ở Syria, còn Nga và Bắc Triều Tiên đang giúp chính quyền Tổng thống Assad.

Theo báo Nga, cổng thông tin Washington Free Beacon còn đề cập đến công bố của trang web tin tức độc lập của tờ báo đối lập Syria Zamanalwsl.net gần đây đã công bố một số báo cáo và hình ảnh của các nhà máy vũ khí ở Syria.

Trong bài báo của Zamanalwsl.ne nêu rõ, các nhà máy vũ khí nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Iran. Nhà máy tọa lạc tại vùng ngoại ô Tartus ở một nơi được gọi là "Thung lũng địa ngục", mà Hoa Kỳ đã xác định đó là cơ sở chủ chốt của chính phủ để sản xuất vũ khí phi truyền thống.

Zamanalwsl.ne nhấn mạnh rằng Iran bắt đầu sản xuất tên lửa công nghệ tiên tiến ở Syria, với sự cho phép của Tổng thống Bashar Assad.

Nhóm tác giả bản báo khẳng định rằng theo một số hình ảnh được công bố và các cuộc điều tra được tiến hành bởi Viện Nghiên cứu Truyền thông Trung Đông (MEMRI), tại cơ sở này sản xuất tên lửa tầm xa, và tên lửa đạn đạo M600, đó là những phiên bản Syria của tên lửa Fateh-110 của Iran.

Fateh-110

Hình ảnh tên lửa Fateh-110 được Iran phóng trong một cuộc tập trận (ảnh minh họa)

Trong bản báo cáo của MEMRI nói rằng "nhà máy này có chi nhánh tại phía tây của tỉnh Hama, nơi sản xuất hóa chất và cũng tại đây có căn cứ quân sự của Nga, cũng là nơi trước đây sĩ quan Triều Tiên đã từng phục vụ". Do đó, trong hoạt động vũ trang mà Iran đang tiến hành tại Syria có Nga và Triều Tiên trợ giúp.

Washington Free Beacon ví Syria hiện nay như thung lũng địa ngục và cho rằng ở quốc gia này là nơi thực chất đang phát triển "mảnh đất ươm mầm cái ác".

Tuy nhiên, các chuyên gia mà báo Sputnik phỏng vấn đều nói rằng thông tin đó là không đúng sự thật, hoàn toàn phi lý và với mục đích chia rẽ hợp tác của Syria-Iran-Nga, cũng như để tìm một cái cớ tiếp theo trong mắt công chúng nhằm cho phép khởi phát can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria.

VIDEO XEM THÊM:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.