Thế giới

Báo Nga bình chọn các sự kiện quân sự chính trên thế giới 2017

22/12/2017, 07:10

Trong bình chọn của báo Sputnik, quân đội Mỹ không có bóng dáng.

Trong bình chọn của báo Sputnik, quân đội Mỹ không có bóng dáng, thay vào đó là sự hợp tác của Trung Quốc với Nga cũng như chiến thắng của Moscow trước khủng bố IS ở Syria.

Năm 2017 đánh dấu bằng chiến thắng của quân đội Nga tại Syria và cuộc chinh phục mới tại các thị trường vũ khí nước ngoài. Trong khi đó, vùng biên giới phía tây của Nga cũng không bình lặng: NATO đưa quân đội tới các nước vùng Baltic, Ba Lan và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania.

Không phải ngẫu nhiên mà cuộc tập trận "Phía Tây-2017"diễn ra tại Belarus đã gây ra một cuộc chiến truyền thông. Bình chọn của Sputnik sẽ cho biết thêm về các sự kiện quân sự chính trên thế giới trong năm 2017.

Thất bại của IS tại Syria

1050365641

Quân nhân Nga ở Syria

Các hoạt động quân sự chống lại các IS, được thực hiện theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar Assad từ ngày 30/9/ 2015 và kéo dài trong hơn 2 năm đã đến hồi kết. Sau giai đoạn hoạt động tích cực, ngày 11/12 Tổng thống Nga Vladimir Putin khi tới thăm căn cứ không quân Nga Hmeymim (Syria) đã ra lệnh rút phần lớn lực lượng Nga về nước.

Theo số liệu của Bộ Quốc phòng, trong 7 tháng qua, đã tiêu diệt hơn 32.000 phiến quân. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ở Syria vẫn có thể còn những phần tử IS ẩn náu.

Các mốc hoạt động của chiến dịch tại Syria đánh dấu bằng việc giải phóng Aleppo (tháng 12/ 2016), chiến trận tại Palmyra mà hai lần thành phố được quét sạch khỏi những kẻ khủng bố và hoàn tất vào tháng 3/2017, giải phóng thành phố Deir ez-Zor vào mùa thu năm nay.

Chiến dịch quân sự thành công đã kèm theo các tổn thất. Theo thông tin chính thức của Bộ Quốc phòng Nga và đại diện các cơ quan chức năng, thiệt hại của các lực lượng vũ trang Nga đã vượt quá 30 người.

Sau khi hoàn thành chiến dịch và rút quân, tại Syria sẽ tiếp tục hoạt động hai căn cứ quân sự Nga gồm căn cứ không quân Hmeymime và căn cứ hậu cần hạm đội Nga gần cảng Tartus.

Tiến vào thị trường vũ khí

092523-ten-lua-s-400

Tên lửa S-400 do Nga sản xuất

Chiến dịch kéo dài hai năm tại Syria đã tạo ra mối quan tâm lớn về vũ khí của Nga. Đã chính thức công bố việc cung cấp cho Ai Cập các máy bay trực thăng trên hạm Ka-52k Katran, bắt đầu việc bàn giao cho Iraq 73 xe tăng T-90. Bên cạnh đó, trong năm qua, một nước Bắc Phi đã đặt mua hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander.

Hợp đồng vũ khí đầu tiên được ký với Philippines - nước duy nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngoài Brunei, chưa từng được trang bị vũ khí từ Liên Xô và Nga.

Năm qua cũng sẽ được nhớ tới hợp đồng mang tính đột phá cung cấp hệ thống phòng không S-400 Triumph cho các quốc gia, theo truyền thống được coi là đồng minh then chốt của Mỹ ở Trung Đông gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Arab Saudi.

Các nước khác trong khu vực này như Bahrain và Qatar cũng đã bày tò mối quan tâm tới S-400.

Tập trận "Phía Tây-2017"

120325-luc-luong-tang-cua-quan-doi-nga

Lực lượng thiết giáp của Nga tham gia tập trận Phía Tây-2017

Vào tháng 9/2017, Nga và Belarus một lần nữa tổ chức cuộc tập trận chung "Phía Tây" có 12.700 quân nhân tham gia.

Hoạt động này đã dẫn tới cuộc chiến thông tin từ phía NATO cho rằng cuộc tập trận này dường như là để "che giấu việc xâm lược" vào Litva, Ba Lan và Ukraine, ngoài ra Nga muốn giữ lại quân đội ở Belarus sau khi kết thúc huấn luyện.

Moscow và Minsk đáp trả những mối quan tâm của các nước phương Tây đã nhắc lại việc cuộc diễn tập được thực hiện theo kế hoạch đã định trước, và các quan sát viên nước ngoài được mời tham dự cuộc tập trận.

Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexander Fomin tuyên bố cuộc diễn tập hoàn toàn mang tính chất phòng thủ, thực tập cuộc chiến chống lại quân khủng bố được nhận hỗ trợ từ nước ngoài.

Lực lượng NATO tại biên giới với Nga

20170413T170851Z_1_LYNXMPED3C1EC_RTROPTP_4_NATORUS

Lực lượng các nước thành viên NATO

Theo Sputnik, trong năm 2017, đã diễn ra những gì mà Washington tuyên bố một cách "diều hâu" từ năm 2014, ngay sau khi Crimea gia nhập về Nga. Tại các nước Baltic và Ba Lan đã triển khai bốn tiểu đoàn NATO thuộc nhóm chiến thuật đa quốc gia với tổng số lên đến năm ngàn binh sỹ.

Tại Ba Lan và Đức bố trí thêm một lữ đoàn thiết giáp và một lữ đoàn Không quân Lục quân Mỹ. Tiếp tục triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) Mỹ ở Romania và Ba Lan.

Do đó, theo Bộ Quốc phòng Nga, hiện nay gần biên giới với Nga, trên thực tế, không phải chỉ là lữ đoàn mà là cả sư đoàn cơ giới quân đội Hoa Kỳ, có thể tập kết tại vị trí chỉ trong vòng hai giờ đồng hồ từ căn cứ gần nhất của Mỹ ở châu Âu (Ramstein, Đức).

Ngoài ra, như Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov phát biểu vào cuối năm trước các tùy viên quân sự nước ngoài, NATO đã tăng gấp đôi cường độ các hoạt động trinh sát trên không trên sườn biên giới phía Đông.

Tàu phá băng đầu tiên trong 40 năm

Chân vịt của tàu phá băng Ilya Muromets

Chân vịt của tàu phá băng Ilya Muromets

Vào cuối tháng 11/2017, tại St Petersburg đã tổ chức lễ treo cờ trên tàu phá băng diesel-điện của dự án thế hệ mới 21.180 "Ilya Muromets", được xây dựng cho Hạm đội hải quân Nga.

Đây là con tàu được các thủy thủ chờ đợi đã lâu bởi hạm đội Nga đã không đưa vào trang bị con tàu phá băng như vậy trong hơn 40 năm qua.

Tàu phá băng "Ilya Muromets" có thể dẫn đoàn tàu đi qua các lớp băng, tham gia nghiên cứu khoa học, khảo sát thủy văn, cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các tàu nổi hoặc tàu ngầm trong các tình huống khẩn cấp.

Trục lái tàu phá băng được đặt bên ngoài thân tàu và có thể quay 360 độ, cho phép "Ilya Muromets" di chuyển theo bất kỳ hướng nào và nhanh chóng đổi hướng đi.

Đoàn tàu hỏa hạt nhân đi vào đường cụt

nga-khoi-phuc-tau-hoa-ten-lua-hat-nhan-de-phong-vu

 

Dự án khôi phục đoàn tàu hỏa hạt nhân, phương tiện mang vũ khí chiến lược được ví như "bóng ma" với phương Tây từng là một trong những dự án sáng sủa nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Xô viết, nhưng, trong năm 2017 đã được cất vào ngăn kéo. Đồng thời, Bộ Quốc phòng cũng không có kế hoạch hoàn toàn từ bỏ dự án "đoàn tàu số không".

"Barguzin" bề ngoài không thể phân biệt được với một đoàn tàu vận tải thông thường. Trong những chiếc toa tàu có ba tên lửa đạn đạo xuyên lục địa với 30 đầu đạn hạt nhân công suất 550 kiloton mỗi chiếc được lắp đặt.

Ngoài ra còn có trạm chỉ huy, các hệ thống công nghệ và kỹ thuật, phương tiện thông tin liên lạc và thành viên đội tàu.

Nga và Trung Quốc lần đầu tiên tập trận ở Baltic

_97047302_1d8e94cc-ec16-4dbb-81dd-33fc4c136cb8

 

Năm 2017, quân đội Nga và Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận chung ở Biển Baltic, sau đó các tàu Trung Quốc tham gia cuộc diễn hành hải quân vào cuối tháng 7 trên sông Neva.

Diễn tập ở Baltic và bắn đạn thật ở biển Địa Trung Hải. Đây cũng là lần đầu tiên được thực hiện trong những chuyến hải hành tầm xa của tàu chiến Trung Quốc.

Tàu tên lửa Hợp Phì, tàu khu trục Yongcheng và tàu hỗ trợ Lomakh đã tham gia bắn tập. Ngay sau đó, Tổng tư lệnh quân đội NATO Jens Stoltenberg tuyên bố Liên minh sẽ theo dõi cuộc tập trận Nga-Trung ở Baltic.

Như chuyên gia quân sự Igor Korotchenko đã nói trước đây, Trung Quốc hành động tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế, thực hiện các bài tập phù hợp với các lợi ích của họ. Trong trường hợp này, chúng trùng hợp với lợi ích quốc gia của nước Nga.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.