Xã hội

Bão số 6 năm 2019 mới nhất: Suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

11/11/2019, 08:31
image

Cập nhật tin bão số 6 2019 mới nhất: Suy yếu thành áp thấp nhiệt đới gây mưa tại nhiều tỉnh, giảm từ cấp 9 xuống cấp 6.

8h30 ngày 11/11

img
Lượng mưa tích lũy trong 12h qua ở Tp.Tuy Hòa là 167.3mmm

img
Ảnh vệ tinh về vùng ảnh hưởng cơn bão số 6

4h00 ngày 11/11

Hồi 04 giờ ngày 11/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 13,1 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Bão số 6 thành áp thấp nhiệt đới, gió giật cấp 9, mưa to trên diện rộng

Thông tin cập nhật lúc 23 giờ ngày 10/11, bão số 6 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào 23 giờ đêm nay, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực biên giới Việt Nam-Campuchia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ). Gió mạnh trên biển, đất liền trong 24 giờ tới.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 6, trong đêm nay và ngày mai, ở các tỉnh/thành từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên có mưa to, có nơi mưa rất to (tổng lượng mưa phổ biến 50-150mm/24 giờ, có nơi trên 150mm/24 giờ); khu vực Đông Nam Bộ có mưa vừa, mưa to (tổng lượng mưa phổ biến 50-100mm/24 giờ).

2 ngư dân mắc kẹt ở lồng bè trên biển đã vào bờ an toàn

22h30, đêm 10/11, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hoà, cho biết, công tác cứu hộ 2 người dân bị mắc kẹt do tự ý quay lại bè tại xã Vạn Thắng, Vạn Ninh đã kết thúc, vào khoảng 21h30, 2 ngư dân đã được đưa vào bờ an toàn.

Theo Chi cục phòng chống thiên tai miền Trung - Tây Nguyên, diễn biến mưa (19h/10/11-22h/10/11) ở khu vực tỉnh Khánh Hoà có lượng mưa phổ biến 15-25mm, một số trạm lớn hơn: Ninh Tân 42mm, Ninh Lộc 39mm. Mực nước các sông (đến 21h/10/11): Đang ở mức thấp, dưới BĐ 1. Sông Cái Nha Trang 4,15m, sông Dinh Ninh Hòa 3,0m.

Tàu lớn không thể tiếp cận người dân kẹt trên lồng bè

Liên quan đến sự cố 2 người dân mắc kẹt tại lồng bè trên vùng biển Khánh Hòa trong thời điểm bão số 6 đổ bộ, 22 giờ tối nay (10/11), ông Nguyễn Quốc Thụy, Trưởng phòng Tìm kiếm cứu nạn (Trung tâm Phối hợp TKCN hàng hải VN) cho biết, hiện tại, các lực lượng vẫn chưa thể tiếp cận để ứng cứu người gặp nạn.

"Lồng bè nơi 2 người dân mắc kẹt khá sát bờ, tàu SAR 27-01 và SAR 413 đang ứng trực tại vịnh Nha Trang không thể vào được do vùng vịnh Vân Phong (vị trí người dân gặp nạn) bị cạn và có nhiều vật thể cản trở. Hiện chỉ có tàu cảnh sát biển ở gần đó nhưng cũng chưa thể triển khai công tác cứu nạn do vị trí lồng bè đang có gió mạnh đến cấp 7, sóng gió ước chừng cấp 4. Lực lượng chức năng vẫn đang cố gắng hỗ trợ, hướng dẫn cho người mắc kẹt giữ an toàn trên lồng bè", ông Thụy thông tin.

Bão vào gần bờ và suy yếu, gió cấp 8-9, giật cấp 10-11

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào khoảng 20h tối nay, sau khi đi vào vùng biển gần bờ các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa bão số 6 đã suy yếu.

Vị trí tâm bão (20 giờ ngày 10/11): Khoảng 12,8oN; 109,8oE, ngay trên bờ biển các tỉnh Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất: Cấp 8 (60-90km/h), giật cấp 10. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h.

Do ảnh hưởng của bão, tại sân bay Tuy Hòa đã ghi nhận gió mạnh cấp 8 giật cấp 9-10. Quy Nhơn ghi nhận gió giật cấp 7-8. Vị trí lúc 20h tâm bão áp sát ven bờ biển Khánh Hòa - Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 giật cấp 10-11.

Dự báo khoảng đêm nay (22h-24h) tâm bão số 6 sẽ đi vào địa phận các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa với sức gió mạnh nhất đạt cấp 8 giật cấp 10-11.

Thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai, cho biết, hiện nay, không còn tàu thuyền hoạt động trên khu vực vùng biển nguy hiểm. Các địa phương đã di dời, chồng chắng gia cố 179.527 lồng bè; trong đó, Quảng Ngãi 38, Bình Định 1.042, Phú Yên 118.740, Khánh Hòa 59.345. Tình đến 18h ngày 10/11, các địa phương đã di dời 9.869 hộ/33.728 người. Trong đó, Quảng Ngãi có 2.909 hộ/10.124 người, Bình Định có 2.855 hộ/10.956 người, Phú Yên 2.861 hộ/8.815 người, Khánh Hòa 1.244 hộ/4.193 người.

Về tình hình xả lũ, đến 19h ngày 10/11, thủy điện Ba Hạ đang xả 700m3/s, hồ An Khê xả 28m3/s, hồ Bình Định xả 48m3/s, hồ Hòa Sơn (Khánh Hòa) xả 118m3/s. Công tác cứu hộ 2 ngư dân mắc kẹt trên lồng bè trên vùng biển Khánh Hòa vẫn đang được nỗ lực thực hiện. Trong khi chờ lực lượng cứu hộ tiếp cận, các lực địa phương, người thân động viên 2 ngư dân chủ động ứng phó với tình hình mưa bão, đảm bảo an toàn.

19h30: Thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai, cho biết, vào hồi 19h ngày 10/11, tâm bão số 6 nằm trên vùng biển từ Bình Định - Khánh Hòa. Cơn bào có sức gió cấp 8-9, giật cấp 12. Gió thực đo tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đạt cấp 7, giật cấp 9. Trên đất liền tại Bình Định gió giật cấp 6, cấp 8.

Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15km, khoảng 1h ngày 11/11, bão sẽ nằm trên đất liền các tình Bình Định - Khánh Hòa, gió giật cấp cấp 8, giật cấp 11, triều cường ở mức 1,8-2m.

Điều tàu SAR cứu khẩn cấp 2 ngư dân mắc kẹt trên biển

18h55: Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung - Tây Nguyên, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn yêu cầu Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam đưa tàu SAR cứu khẩn cấp 2 ngư dân mắc kẹt trên biển Khánh Hòa. Tiếp tục phát thông báo hàng hải, duy trì liên lạc với ngư dân trên lồng bè theo số điện thoại ông Bùi Văn Hết (0343658017).

Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng yêu cầu BTM Cảnh sát biển thông báo cho các tàu của đơn vị biết để có biện pháp hỗ trợ cứu nạn, sẵn sàng điều tàu đi khi có lệnh.

Theo Bộ chỉ huy Bộ Đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa, vị trí 2 ngư dân mắc kẹt giữa biển nằm ở khu vực bãi Tranh, Cổ Cò - Vạn Thắng, Vạn Ninh (Khánh Hòa) - cách Vạn Giã khoảng 20km theo hướng Đông Nam.

Danh tính cụ thể 2 ngư dân mắc kẹt là Bùi Văn Hết (sinh năm 1978, trú tại Vạn Thắng, Vạn Ninh) và Trần Hữu Sơn (sinh năm 1986, trú tại Vạn Thắng, Vạn Ninh). Trước đó, 2 ngư dân này đã vào bờ, tuy nhiên đến 14h30 ngày 10/11, 2 ngư dân này tự ý quay lại bè cá, rồi mắc kẹt lại trên biển vì mưa to, sóng lớn.

Hiện tại tình hình tâm bão cách lạch Cổ Cò khoảng 80km về phía Đông, chưa có phương tiện tiếp cận ứng cứu 2 ngư dân, nên Ban chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa yêu cầu 2 ngư dân mặc áo phao, chủ động khắc phục, chờ lực lượng ứng cứu.

Trụ điện trung thế nổ lớn kinh hoàng trong mưa lớn

img
Trụ điện phát nổ kinh hoàng giữa mưa bão

Tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) - trong vùng tâm bão - có mưa và gió giật từ khá sớm. Chiều cùng ngày, một trụ điện trung thế trên địa bàn phường Ghềnh Ráng (gần bến xe Trung tâm TP Quy Nhơn) chập, phát ra tiếng nổ kinh hoàng khiến nhiều người thót tim. Sau tiếng nổ, khói kèm những tia lửa rơi xuống dưới khiến nhiều người chạy khỏi khu vực nguy hiểm.Thông tin từ Tổng công ty điện lực miền Trung, nguyên nhân gây nổ là do mưa gió dẫn đến chập điện. Sau khi xảy ra sự cố, khu vực xung quanh tụ điện bị mất điện tạm thời. Sự cố được xử lý ngay sau đó và không có thiệt hại đáng kể.

Mưa lớn, cây xăng, ATM đóng cửa gấp, phố xá vắng tanh

img
Đóng cửa gấp, cây xăng chằng buộc các trụ bơm xăng cẩn thận

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, đến 17h chiều nay, nhiều tuyến phố ở Tuy Hòa như Lê Lợi, Lương Văn Chánh, Tuy Hòa nước ngập cục bộ ở nhiều vị trí… Nặng nhất ở đường Lê Lợi, nước tràn lên vỉa hè, lên sát mép nhà dân.

Mưa lớn, gió giật cũng làm người dân ít ra đường. Bắt đầu từ trưa, nhiều hàng, quán bắt đầu đóng cửa, nhiều tuyến phố vắng hoe.

Khánh Hoà vừa phát công văn xin ứng cứu khẩn cấp 2 người đang mắc kẹt trên lồng bè giữa biển

18h00 ngày 10/11: Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung - Tây Nguyên, các lực lượng địa phương tỉnh Khánh Hòa đang nỗ lực ứng cứu 2 người dân đang mặc kẹt trên lồng bè nuôi các giữa biển. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, sóng to, gió lớn, tỉnh này đã phát công văn xin Trung ương hỗ trợ ứng cứu.

Danh tính 2 người bị mắc kẹt giữa biển là người dân nuôi trồng thủy sản tại lạch cổ Cò, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh.

Nguyên nhân mắc kẹt là do sáng nay 10/11, 2 người dân đã được vận động vào bờ, tuy nhiên, đến trưa ngày 10/11, 3 người này trên tự ý bơi ra khu nuôi để cho ăn. Hiện tại sóng lớn không vào được bờ, cần được cứu gấp. Do sóng hiện nay lớn nên các tàu, thuyền của địa phương không ứng cứu được, cần hỗ trợ phương tiện ứng cứu gấp.

Theo tin mới nhất từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của bão số 6 nên ở An Nhơn (Bình Định) đã có gió mạnh 14m/s (cấp 7), giật 23m/s (cấp 9).

Vị trí tâm bão (18 giờ ngày 10/11): Khoảng 12,8oN; 110,3oE, ngay trên vùng biển các tỉnh Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa.

Sức gió mạnh nhất: Cấp 9-10 (75-100km/h), giật cấp 13.

Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h.

16h00 ngày 10/11: Điều xe bọc thép ứng phó, di dân đến vùng an toàn

Hàng trăm ngàn hộ dân ở các điểm có nguy cơ sạt lở tại các tỉnh ven biển đã được đưa về nơi an toàn để tránh trú.

img
Lượng mưa trung bình vùng gần tâm bão gần 53mm

Vị trí tâm bão (16 giờ ngày 10/11): Khoảng 12,8oN; 110,5oE, cách đất liền các tỉnh Bình Định-Phú Yên-Khánh Hòa khoảng 140km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất: cấp 10 (90-100km/h), giật cấp 13.

Lượng quân đội đã huy động trên 250.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ cùng hàng nghìn phương tiện trên đất liền và trên biển, sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ người dân các địa phương khi bão đổ bộ.

Đặc biệt, Bộ Tư lệnh Quân khu V đã huy động 10 xe bọc thép BTR - 152 tham gia hỗ trợ các địa phương. Đây là phương tiện linh hoạt trong tác chiến cơ động, có thể chở đến 20 người cùng hàng hóa, lội nước đến các vùng chia cắt.

img
Ảnh vệ tinh bão số 6 lúc 16h00

Video: Ngư dân Phú Yên đưa cá đi tránh bão

9h30 ngày 10/11

Dự báo bão số 6 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 19 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

img
Hình ảnh vệ tinh bão số 6 năm 2019 lúc 9h20 ngày 10/11

7h45 ngày 10/11

Hồi 07 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,6 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

img
Ảnh vệ tinh bão số 6 lúc 7h40 ngày 10/11

Cảnh báo gió mạnh trên biển, đất liền:

Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh nên vùng biển phía Tây khu vực giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 13. Sóng biển cao từ 5-7m; biển động rất mạnh. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; biển động.

Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 9-10, giật cấp 12, sóng biển cao từ 4-6m. Biển động rất mạnh.

Từ chiều tối nay (10/11), trên đất liền ven biển các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8-9, giật cấp 11. Gia Lai, Đắc Lắk gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 1,5 - 2,5m.

Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của bão số 6, từ nay đến ngày 12/11 ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận, khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt ở các khu vực:

- Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Đắc Nông, Lâm Đồng: 100-150mm;

- Bình Định đến Khánh Hòa: 200-300mm, cục bộ có nơi trên 300mm;

- Khu vực Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc: 100-200mm.

Cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt: Từ nay đến 12/11, tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, mực nước các sông ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, nam Phú Yên, nam Khánh Hòa và bắc khu vực Tây Nguyên lên mức BĐ1-BĐ2, có sông lên trên BĐ2; các sông ở Quảng Ngãi, Bình Định, bắc Phú Yên, bắc Khánh Hòa lên mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, vùng ven sông, khu đô thị các tỉnh/thành từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên; riêng các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có nguy cơ xảy ra ngập lụt diện rộng và ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa thủy lợi xung yếu.

4h00 ngày 10/11

Hồi 04 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,6 độ Vĩ Bắc; 112,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa khoảng 300km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 13. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

img
Hình ảnh vệ tinh bão số 6 ngày 10/11 lúc 4h00

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào đất liền các tỉnh Quảng Ngãi đến Khánh Hòa với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 11/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 13,2 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: Phía Bắc vĩ tuyến 11,0 độ Vĩ Bắc.

20h00 ngày 9/11

img
Dự báo vị trí tâm bão lúc 20h00 ngày 9/11
img
Dự báo đường đi của bão số 6 (Nguồn: Cơ quan khí tượng Nhật Bản)

Cảnh báo mưa lớn: Do ảnh hưởng của bão số 6, từ đêm 09/11 đến ngày 12/11 ở các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận, khu vực Tây Nguyên có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt ở các khu vực:

- Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi, Đắc Nông, Lâm Đồng: 100-200mm;

- Bình Định đến Khánh Hòa: 200-350mm, cục bộ một số nơi trên 400mm;

- Khu vực Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc: 150-250mm.

Cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt: Từ đêm 9/11 đến 12/11, tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, mực nước các sông ở Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và khu vực Tây Nguyên lên mức BĐ1-BĐ2, sông nhỏ lên trên BĐ2; các sông từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa lên mức BĐ2-BĐ3 và trên BĐ3.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, vùng ven sông, khu đô thị các tỉnh/thành từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và khu vực Tây Nguyên; riêng các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu, diện rộng và ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa thủy lợi xung yếu.

16h00 ngày 9/11

Hồi 16 giờ ngày 09/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,5 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa khoảng 450km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

img
Vị trí tâm bão số 6 lúc 16h00 ngày 9/11

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 16 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,0 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa khoảng 150km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: Phía Bắc vĩ tuyến 11,0 độ Vĩ Bắc.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào đất liền các tỉnh Quảng Ngãi đến Khánh Hòa với sức gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, tiếp đó là một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 11/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 14,0 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông Bắc Cam Pu Chia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

img
Dự báo hướng đi của bão số 6 (Nguồn: Cơ quan khí tượng Nhật Bản)

15h ngày 8/11: Còn hơn 110 tàu hoạt động vùng biển nguy hiểm

img
Ứng phó với bão số 6, các địa phương đã kêu gọi 47.330 tàu/243.063LĐ vào nơi tránh trú, tuy nhiên, còn 112 tàu/2.818LĐ đang hoạt vùng nguy hiểm.

Chiều 8/11, Trung tâm Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cho biết, dự kiến vào tối ngày 10/11, bão số 6 có gió cấp 12, giật cấp 15 sẽ đổ bộ vào khu vực tỉnh Quảng Ngãi - Khánh Hòa.

Ứng phó với cơn bão, tính đến sáng 8/11, các địa phương đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 47.330 tàu/243.063 người biết hướng di chuyển của bão đề chủ động tránh trú. Trong đó, có 112 tàu/2.818 lao động đang hoạt động, neo đậu tại khu vực nguy hiểm, gồm: 108 tàu neo đậu tại các đảo khu vực Quần đảo Trường Sa (Quảng Nam 11 tàu/497 lao động, Bình Định 4/21, Quảng Ngãi 97/2.300); 3 tàu Bình Định đang di chuyển khỏi vùng nguy hiểm; 1 tàu Bình Định (BĐ 97801) đang neo dù tại vị trí 11,450VB, 113,060KĐ. 123.729 lồng bè nuôi trồng thủy sản/9.566 người cũng đang nằm trong khu vực nguy hiểm.

img
Vị trí của bão số 6 vào lúc 5h sáng ngày 8/11

Hiện, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TW Phòng chống thiên tai đã chỉ đạo các Bộ, ngành, các tỉnh từ Quảng Ngãi - Khánh Hòa, Bộ tư lệnh Bộ Đội biên phòng ban hành công điện ứng phó với bão, đôn đốc công tác quản lý, neo đậu tàu thuyền, nhất là tàu thuyền vãng lai, tàu cá vào khu neo đậu, tránh sự cố như đã xảy ra trong cơn bão số 5.

Liên tục theo dõi diễn biến của bão và công tác ứng phó, tăng cường trực điều hành ứng phó, trực hồ chứa, trực theo dõi thông tin, chuẩn bị sãn sàng công tác chỉ đạo trực tiếp tại các khu vực chịu ảnh hưởng của bão.

Bão số 6 có thể mạnh thêm

Hồi 10h ngày 8/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 116,3 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 270km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 10h ngày 09/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,6 độ Vĩ Bắc; 114,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 140km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: Phía Bắc vĩ tuyến 11,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 10h ngày 10/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa khoảng 200km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền với sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 12, sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, tiếp đó là một vùng áp thấp trên khu vực phía Đông Bắc CamPuChia.

Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh nên ở khu vực giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 15. Sóng biển cao từ 7-8m; biển động dữ dội. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh.

Bình Định: Cấm biển, di dời khẩn cấp 1.000 hộ dân

Sáng 8/11, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, địa phương này đang tiến hành họp bàn rút kinh nghiệm về công tác ứng phó bão số 5 và triển khai chuẩn bị, ứng phó với bão số 6 đang đến.

Ông Dũng yêu cầu các lực lượng liên quan chuẩn bị lương thực thực phẩm sẵn sàng ứng trực bão lũ, hỗ trợ người dân ở những vùng phải sơ tán. Đồng thời, công tác sơ tán dân phải hoàn thành trước 12h ngày 10/11.

"Lực lượng vũ trang ngay từ bây giờ túc trực 100% lực lượng để sẵn sàng ứng cứu. Rà soát lại các phương tiện cứu nạn cứu hộ hiện có, sẵn sàng cơ động. Đây là cơn bão rất mạnh, công tác ứng phó cần được tiến hành khẩn trương và chủ động", ông Dũng nói.

img
Người dân xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) chằng chống nhà cửa trước thông tin bão số 6 sẽ đổ bộ vào tỉnh Bình Định. Ảnh: Quang Đạt

Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết thêm, để ứng phó với bão số 6 được dự báo sắp đổ bộ vào đất liền, tỉnh Bình Định đã lên phương án di dời hơn 1.000 hộ dân ven biển đến nơi an toàn.

“Chúng tôi cũng đã tổ chức cuộc họp khẩn để tính phương án hỗ trợ người dân, tránh thiệt hại do bão số 6 gây ra. Trước mắt di dời hơn 1.000 hộ dân ở vùng ven biển vùng nguy hiểm và chuẩn bị kỹ các phương pháp ứng phó cấp bách”, ông Châu nói.

img
Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định thăm hỏi, động viên những gia đình chịu thiệt hại của bão số 5

Trong khi đó, ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, 4h ngày 9/11, tỉnh Bình Định sẽ ra lệnh cấm biển để bảo vệ tính mạng, tài sản của ngư dân. Đồng thời, rút kinh nghiệm từ cơn bão số 5, tỉnh Bình Định đã cho kiểm tra lại công tác neo đậu, chằng chống tàu thuyền, nhà cửa. Ngoài ra, kêu gọi tất cả các tàu thuyền (kể cả những tàu đánh bắt gần bờ), các lồng bè thủy sản phải chèn chống, đưa vào nơi an toàn và thu hoạch, tận thu để giảm thiệt hại.

img
Bình Định chịu thiệt hại nặng nề trong cơn bão số 5 vừa qua. (Trong ảnh: nhiều ngôi nhà làng chài Nhơn Hải bị đánh sập)

9h ngày 8/11: Bão có thể đổ bộ đất liền Quảng Ngãi - Khánh Hòa vào Chủ nhật

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 8/11, vị trí tâm bão số 6 ở vào khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 116,5 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 290km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

img
Tâm và hướng đi của bão số 6 (Bản tin 9h, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương)

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 7h ngày 9/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,6 độ Vĩ Bắc; 114,4 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 140km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: Phía Bắc vĩ tuyến 11,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 07h ngày 10/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 111,3 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 7h ngày 11/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 13,6 độ Vĩ Bắc; 107,8 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía Bắc Campuchia.

Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh nên ở khu vực giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-12, giật cấp 15. Sóng biển cao từ 7-8m; biển động dữ dội. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh.

5h ngày 8/11: Vùng tâm bão gió giật cấp 11

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4h ngày 8/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,0 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 330km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão đổi hướng di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 4h ngày 09/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,8 độ Vĩ Bắc; 114,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 170km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: Phía Bắc vĩ tuyến 11,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 4h ngày 10/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,0 độ Vĩ Bắc; 111,7 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa khoảng 260km về phía Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4h ngày 11/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 13,7 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 7.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía Bắc Cam-pu-chia.

17h ngày 7/11: Bão số 6 hướng vào Quảng Ngãi - Khánh Hòa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16h ngày 7/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 117,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 380km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 130km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão hầu như ít dịch chuyển, sau đó có khả năng đổi hướng, di chuyển chậm về phía Tây và có khả năng mạnh thêm. Đến 16h ngày 08/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,2 độ Vĩ Bắc; 116,3 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 270km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15.

img
Tâm và hướng đi của bão số 6 (Bản tin 17h ngày 7/11)

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: Phía Bắc vĩ tuyến 11,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 09/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 230km về phía Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 16h ngày 10/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,3 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Quảng Ngãi-Khánh Hòa khoảng 90km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 14.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào đất liền suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp trên khu vực Cam-pu-chia.

9h ngày 7/11: Tâm bão số 6 cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 380km

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 7/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 117,0 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 380km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão hầu như ít dịch chuyển, sau đó có khả năng đổi hướng, di chuyển chậm về phía Tây và có khả năng mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 08/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,2 độ Vĩ Bắc; 116,6 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 320km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 14.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: phía Bắc vĩ tuyến 11,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km và có khả năng mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 09/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 190km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 15.

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 07 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,3 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, cách đất liền các tỉnh Quảng Ngãi-Khánh Hòa khoảng 180km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115km/giờ), giật cấp 13.

Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới trên đất liền các tỉnh Tây Nguyên.

Trong 96 đến 120 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, đi sâu vào đất liền suy yếu và tan dần. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

>>>Video: Ông Nguyễn Văn Hưởng,Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định về bão số 6.

4h00 ngày 7/11

Hồi 04 giờ ngày 07/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 340km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 110km tính từ tâm bão.

img
Ảnh vệ tinh vị trí bão số 6 lúc 4h00 ngày 7/11

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chậm theo hướng Đông, sau đó có khả năng đổi hướng, di chuyển chậm về phía Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 08/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,2 độ Vĩ Bắc; 116,7 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 320km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên) do ảnh hưởng của bão và không khí lạnh: phía Bắc vĩ tuyến 11,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 112,0 độ Kinh Đông.

13h00 ngày 6/11

Hồi 13 giờ ngày 06/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 116,4 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 320km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

14h00 này 6/11

img
Vị trí bão số 6 qua vệ tinh lúc 14h00

Dự báo bão số 6 lúc 10h ngày 6/11

Vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 116,3 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 320km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.

img
Vị trí tâm bão lúc 10h ngày 6/11

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chậm về phía Đông, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh thêm. Đến 10 giờ ngày 07/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,3 độ Vĩ Bắc; 116,7 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 330km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Bão số 6 có thể đổi hướng và mạnh thêm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 06/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 310km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chậm về phía Đông, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh thêm. Đến 7h ngày 7/11, vị trí tâm bão ở khoảng 13,4 độ Vĩ Bắc; 116,6 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 330km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100km/giờ), giật cấp 12.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm về phía Nam, sau có khả năng đổi hướng di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 08/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 115,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 260km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 13.

img
Tâm và đường đi của bão số 6 (Theo Bản tin 9h ngày 6/11, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia)

Bao giờ bão số 6 đổ bộ đất liền?

Cũng theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão số 6 di chuyển về phía Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 7h ngày 9/11, vị trí tâm bão ở khoảng 12,9 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 190km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14.

Trong 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển về phía Tây, tốc độ di chuyển nhanh hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Vùng ảnh hưởng bão số 5 vừa khắc phục hậu quả, vừa ứng phó với bão số 6

Ngày 5/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 17/CĐ-TW gửi các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bà Rịa - Vũng Tàu và các bộ ngành yêu cầu khẩn trương triển khai các phương án đảm bảo an toàn khi áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão.

Theo đó, công điện yêu cầu thường xuyên cập nhật thông tin, thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.

Đồng thời, tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi và giữ liên lạc thường xuyên với các tàu thuyền đang hoạt đọng trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, kể cả tàu vận tải, du lịch để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Đối với các địa phương bị ảnh hưởng của bão số 5 và mưa lũ sau bão, cầu khẩn trương khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất, sớm ổn định đời sống nhân dân; sẵn sàng các phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh thành phố và bộ ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao chỉ đạo các biện pháp sẵn sàng ứng phó với áp thấp nhiệt đới khi có tình huống xấu xảy ra.

(Tiếp tục cập nhật)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.