Kinh tế

Bất chấp Covid-19, Trung Quốc vẫn giữ "ngôi" nhập khẩu của Việt Nam

03/08/2020, 15:56

7 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam dù kim ngạch ước tính đạt 41,6 tỷ USD, giảm 1,8% ...

img
Cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng ước tính xuất siêu 6,5 tỷ USD.

Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2020 ước tính đạt 22 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,2 tỷ USD, tăng 5,9%; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11,8 tỷ USD, tăng 6,5%.

Tính chung 7 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 139,33 tỷ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 61,86 tỷ USD, tăng 1,5%; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 77,47 tỷ USD, giảm 6,2%.

Trong đó, có 25 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 83,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Cụ thể: Tăng cao nhất là nhóm Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 32,6 tỷ USD (chiếm 23,4% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm ngành máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 19,9 tỷ USD, giảm 4%; Điện thoại và linh kiện đạt 7,1 tỷ USD, giảm 2,4%; Vải đạt 6,6 tỷ USD, giảm 14,9%; Sắt thép đạt 4,8 tỷ USD, giảm 14,1%; Chất dẻo đạt 4,6 tỷ USD, giảm 12,4%; Sản phẩm chất dẻo đạt 3,9 tỷ USD, tăng 5,8%; kim loại thường đạt 3,2 tỷ USD, giảm 12,8%; sản phẩm hóa chất đạt 3,1 tỷ USD, tăng 2,8%; Ô tô đạt 2,9 tỷ USD, giảm 32,6%; Nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 2,9 tỷ USD, giảm 15,5%....

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 7 tháng: Nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 130,25 tỷ USD, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,5% tổng kim ngạch nhập khẩu; Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 9,08 tỷ USD, giảm 7,3% và chiếm 6,5%.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm với kim ngạch ước tính đạt 41,6 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường khác như Hàn Quốc đạt 24,3 tỷ USD, giảm 9,2%; ASEAN đạt 16,7 tỷ USD, giảm 11,3%; Nhật Bản đạt 11,2 tỷ USD, tăng 5,1%; Hoa Kỳ đạt 8,3 tỷ USD, tăng 2,5%; EU đạt 8,3 tỷ USD, tăng 6%.

Tính chung 7 tháng đầu năm, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 6,5 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,1 tỷ USD; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 17,6 tỷ USD.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng với kim ngạch đạt 37,9 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là thị trường Trung Quốc đạt 23,5 tỷ USD, tăng 18,4%. Thị trường EU đạt 19,5 tỷ USD, giảm 5,9%. Thị trường ASEAN đạt 12,8 tỷ USD, giảm 15,4%. Nhật Bản đạt 10,9 tỷ USD, giảm 5%. Hàn Quốc đạt 10,7 tỷ USD, giảm 0,4%.

img

Giá xăng dầu hôm nay 3/8: OPEC+ tháo khóa sản xuất, giao dịch cẩn trọng

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.