Xã hội

Bắt đầu chặt hạ 3 cây sưa đỏ quý hiếm bị chết khô ở hồ Hoàn Kiếm

24/05/2023, 13:29

Sáng nay (24/5), các công nhân của Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội đã tiến hành chặt hạ cây sưa đỏ ở gần cầu Thê Húc để trồng cây mới.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, từ 8h30 ngày 24/5, cây sưa chết khô bên bờ hồ Gươm đối diện ngã ba Lò Sũ - Đinh Tiên Hoàng đã bị chặt hạ. Cây sưa này có đường kính 59cm, cao 10-12m, bị chết từ năm 2019.

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, từ 8h30 ngày 24/5, cây sưa chết khô bên bờ hồ Gươm đối diện ngã ba Lò Sũ - Đinh Tiên Hoàng đã bị chặt hạ. Cây sưa này có đường kính 59cm, cao 10-12m, bị chết từ năm 2019.

Việc chặt hạ, trồng thay thế cây mới sẽ do Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội thực hiện.

Việc chặt hạ, trồng thay thế cây mới sẽ do Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội thực hiện.

Để đảm bảo trong quá trình chặt hạ, các công nhân đã tiến hành căng dây, khoanh vùng khu vực nguy hiểm.

Để đảm bảo trong quá trình chặt hạ, các công nhân đã tiến hành căng dây, khoanh vùng khu vực nguy hiểm.

Một số người dân hiếu kỳ cũng tập trung để quan sát, theo dõi quá trình chặt hạ cây sưa.

Một số người dân hiếu kỳ cũng tập trung để quan sát, theo dõi quá trình chặt hạ cây sưa.

Công nhân được chia làm 2 nhóm, trong đó một nhóm có nhiệm vụ cưa hạ những cành cây, nhóm còn lại sẽ chia thành khúc để thuận tiện cho việc vận chuyển đi nơi khác.

Công nhân được chia làm 2 nhóm, trong đó một nhóm có nhiệm vụ cưa hạ những cành cây, nhóm còn lại sẽ chia thành khúc để thuận tiện cho việc vận chuyển đi nơi khác.

Xe nâng được huy động để phục vụ việc chặt hạ cây sưa trăm tuổi này.

Xe nâng được huy động để phục vụ việc chặt hạ cây sưa trăm tuổi này.

Theo quan sát của PV, mặc dù bề ngoài thân cây bị chết khô, tróc vỏ, tuy nhiên bên trong thân cây thì vẫn tươi và vô cùng cứng gây khó khăn cho công tác cưa, xẻ.

Theo quan sát của PV, mặc dù bề ngoài thân cây bị chết khô, tróc vỏ, tuy nhiên bên trong thân cây thì vẫn tươi và vô cùng cứng gây khó khăn cho công tác cưa, xẻ.

Do cây có tuổi thọ lâu đời nên có lõi đỏ, vân rất đẹp mắt. Theo nhiều người dân, cây sưa đỏ này có giá trị rất lớn.

Do cây có tuổi thọ lâu đời nên có lõi đỏ, vân rất đẹp mắt. Theo nhiều người dân, cây sưa đỏ này có giá trị rất lớn.

Theo một thợ gỗ giàu kinh nghiệm, trung bình những cây sưa đỏ có tuổi đời từ 30 - 40 năm thì có giá từ 20 - 30 triệu đồng/kg. Còn đối với cây gần 100 tuổi, cao khoảng 10m, đường kính thân khoảng 70cm thì có giá từ 40 - 60 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, giá bán này vẫn có thể thay đổi tuỳ thuộc vào chất lượng gỗ, vân gỗ và mùi hương của gỗ.

Theo một thợ gỗ giàu kinh nghiệm, trung bình những cây sưa đỏ có tuổi đời từ 30 - 40 năm thì có giá từ 20 - 30 triệu đồng/kg. Còn đối với cây gần 100 tuổi, cao khoảng 10m, đường kính thân khoảng 70cm thì có giá từ 40 - 60 triệu đồng/kg. Tuy nhiên, giá bán này vẫn có thể thay đổi tuỳ thuộc vào chất lượng gỗ, vân gỗ và mùi hương của gỗ.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Kim Quỳnh, Phó phòng Quản lý dự án và hạ tầng kỹ thuật (Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội) cho biết, trong hôm nay, Công ty sẽ tiến hành chặt hạ 1 cây. Những thân cây được chia nhỏ sẽ được kiểm kê, đánh dấu rồi làm biên bản.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Kim Quỳnh, Phó phòng Quản lý dự án và hạ tầng kỹ thuật (Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội) cho biết, trong hôm nay, Công ty sẽ tiến hành chặt hạ 1 cây. Những thân cây được chia nhỏ sẽ được kiểm kê, đánh dấu rồi làm biên bản.

"Ngày mai thì phía Công ty sẽ tiến hành chặt hạ 2 cây còn lại do hôm nay tập trung chặt hạ cây ở đây", ông Quỳnh cho biết thêm.

"Ngày mai thì phía Công ty sẽ tiến hành chặt hạ 2 cây còn lại do hôm nay tập trung chặt hạ cây ở đây", ông Quỳnh cho biết thêm.

"Đây là cây sưa đỏ, có giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng nên việc chặt hạ khi cây bị chết là vô cùng đáng tiếc", chị Dung, người dân ở khu vực cho biết.

"Đây là cây sưa đỏ, có giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng nên việc chặt hạ khi cây bị chết là vô cùng đáng tiếc", chị Dung, người dân ở khu vực cho biết.

Được biết, số gỗ của cây sưa đỏ sau khi chặt hạ sẽ được bàn giao cho Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP Hà Nội tiếp nhận và bảo quản, đồng thời thực hiện thanh lý theo quy định.

Được biết, số gỗ của cây sưa đỏ sau khi chặt hạ sẽ được bàn giao cho Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật TP Hà Nội tiếp nhận và bảo quản, đồng thời thực hiện thanh lý theo quy định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.