Giao thông

Bắt đầu thi công trám vết nứt Cầu Rồng, Đà Nẵng

28/02/2014, 20:02

Cầu Rồng sẽ được nhà thầu thi công sửa chữa trong vòng nửa tháng, các vết nứt dù được đánh giá không ảnh hưởng tới độ an toàn của cầu nhưng vẫn được sửa triệt để.

UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt phương án và kế hoạch bảo hành công trình Cầu Rồng. Các vết nứt sẽ được trám bề mặt bằng vữa Epoxy Sikadur 731 cường độ cao và bơm keo Epoxy Sikadur 752 cường độ cao, độ nhớt thấp. Nhà thầu thi công bảo hành là Cienco 1.

Nhà thầu Cienco 1 triển khai thi công bảo hành cầu Rồng theo phương pháp sử dụng vật liệu trám bề mặt vết nứt bằng vữa Epoxy Sikadur 731 cường độ cao.

Nhà thầu Cienco 1 triển khai thi công bảo hành cầu Rồng theo phương pháp sử dụng vật liệu trám bề mặt vết nứt bằng vữa Epoxy Sikadur 731 cường độ cao. 

UBND TP Đà Nẵng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông công chính Đà Nẵng có trách nhiệm phối hợp với nhà thầu thi công và Công ty Quản lý Cầu đường Đà Nẵng (đơn vị vận hành Cầu Rồng) triển khai lập phương án thi công, đảm bảo giao thông trong quá trình sửa chữa; trình Sở GTVT Đà Nẵng kiểm tra, cấp giấy phép theo quy định làm cơ sở triển khai thực hiện.

Cầu Rồng được xây dựng với tổng mức đầu tư 1.740 tỷ đồng, bao gồm nhiều hạng mục như: xây dựng cầu chính và cầu dẫn; điện chiếu sáng, trang trí; đường dẫn và kiếm trúc cảnh quan nút giao thông 2 đầu cầu; rà phá bom mìn; điều tiết đảm bảo an toàn hàng hải… Trong đó, phần xây dựng cầu là 1.328 tỷ đồng (suất đầu tư xây dựng phần cầu khoảng 54,3 triệu đồng/m2).  Cầu được khởi công tháng 7/2009 và khánh thành ngày 29/3/2013.           

Theo đó, ngày 24/2, Sở GTVT Đà Nẵng đã cấp giấy phép thi công số 40/GP-SGTVT về hạng mục bảo hành công trình Cầu Rồng. Thời gian thi công đến 15/3/2014. Yêu cầu Ban QLDA ĐTXD công trình GTCC Đà Nẵng phải bố trí người điều khiển giao thông trong suốt thời gian thi công. Lắp đặt đầy đủ tín hiệu phòng vệ, biển báo hiệu và rào chắn theo quy định. Dán che lại những biển báo giao thông hiện trạng không còn phù hợp với phương án tổ chức giao thông trong quá trình thi công.

Phó Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng Trần Ngọc Huân cho biết, trong quá trình thi công, nếu phát hiện phương án tổ chức giao thông gây mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông thì Ban QLDA ĐTXD công trình GTCC phải kịp thời báo cáo về Sở để nhanh chóng điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Sau khi nhận mặt bằng hiện trường, đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm về ATGT đường bộ, đảm bảo vệ sinh môi trường; chịu sự kiểm tra kiểm soát của đơn vị quản lý, Thanh tra Sở GTVT Đà Nẵng và cơ quan bảo vệ pháp luật.

Chiều 28/2, Ban QLDA ĐTXD công trình GTCC Đà Nẵng cho hay, trong suốt quá trình thi công bảo hành, chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm túc “lệnh” của UBND TP, Sở GTVT là nghiêm cấm để vật liệu ảnh hưởng đến an toàn giao thông; trộn bê tông, trộn vữa trực tiếp xuống lòng đường, vỉa hè.

img Và sử dụng bơm keo Epoxy Sikadur 752 cường độ cao, độ nhớt thếp để sửa chữa vết nứt.  

Một yêu cầu nghiêm ngặt nữa là nếu gặp các công trình ngầm đã được lắp đặt trước thì chủ đầu tư và đơn vị thi công phải liên hệ với cơ quan quản lý công trình, đồng thời báo về cơ quan cấp giấy phép để có biện pháp xử lý và chịu mọi chi phí đối với công tác xử lý các chi phí khôi phục lại nguyên trạng các công trình liên quan khác bị hư hỏng do quá trình xây dựng gây ra.

Sở GTVT Đà Nẵng cho biết nếu đơn vị thi công vi phạm các quy định sẽ bị đình chỉ thi công, tự chịu kinh phí  bị phát sinh, ngoài ra còn xử lý theo quy định của pháp luật.

Toàn cảnh cầu Rồng nhìn từ cầu Trần Thị Lý
Toàn cảnh cầu Rồng nhìn từ cầu Trần Thị Lý

Trước đó, vào quý 4/2013, cầu Rồng đã xuất hiện 1 số vết rạn bê tông kỹ thuật trong dưới bệ trụ cầu phía Đông. Theo kết quả kiểm định chất lượng công trình của 1 đơn vị kiểm định độc lập (Công ty TNHH GTVT- Trường Đại học GTVT Hà Nội) thì quá trình kiểm định sức chịu tải không phát hiện các biểu hiện bất thường của kết cấu, kết cấu vẫn làm việc trong giới hạn đàn hồi. Các chỉ tiêu kỹ thuật như cường độ chịu tải, độ cứng chống biến dạng, chuyển vị đỉnh vòm, chu kỳ dao động riêng đều phù hợp với kết quả phân tích lý thuyết.

Công trình đủ khả năng chịu tải theo tải trọng của hoạt tải thiết kiế theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05. Đối với các vết nứt (chủ yếu xuất hiện tại các vị trí tiếp giáp giữa hầm và ụ chân vòm, gờ chắn bánh dải phân cách giữa trên các đoạn dầm hộp thép, tại mố…) đều thuộc phạm vi của kết cấu BTCT thường, có bề rộng vết nứt nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, đơn vị kiểm định cũng đã lưu ý tiếp tục theo dõi, qua  trắc các vết nứt bê tông trên và mối liên kết giữa dầm thép và dầm BTCT để đánh giá. Đề ra biện pháp xử lý hợp lý.

Tại Sổ tay quản lý, vận hành cầu Rồng đã được UBND TP Đà Nẵng chấp thuận cũng đã có nêu nội dung công tác duy tu, kiểm tra công trình bao gồm việc theo dõi các vết nứt cũng như phương án xử lý các vết nứt nói chung, vết nứt BTCT nói riêng.

Theo các kết quả kiểm tra, theo dõi từ giai đoạn thi công đến khi đưa công trình vào khai thác thì các vết nứt không có hiện tượng phát triển khi chất tải trọng tĩnh trong quá trình kiểm định, thử tải; không phát triển thêm kể từ khi đưa công trình vào khai thác Có thể khẳng định các vết nứt trong thời gian qua là không ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của cầu.

Đánh giá của các chuyên gia đầu ngành cho thấy, việc xảy ra các vết nứt tại dải phân cách là do hiện tượng co ngót từ biển, vết nứt tại vị trí chân vòm và mố phía Đông là do co ngót giữa 2 khối đổ bê tông khối lượng lớn. 

                                                   Dương Hằng Nga

        

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.