• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái xe an toàn

Bắt xe quá tải bằng cân tự động

07/07/2016, 06:21

TP.HCM đã lắp đặt 4 trạm kiểm soát tải trọng xe (KSTTX) tự động ở các tuyến đường vành đai.

1

Sau khi nhận được thông tin xe chở quá tải từ trạm cân tự động, Thanh tra đã yêu cầu tài xế đưa xe vào hệ thống cân tĩnh để cân lại - Ảnh: Phan Tư

Xe quá tải hết đường né trạm

Khoảng 14h10 ngày 5/7, tại cầu Ông Lớn trên đường Nguyễn Văn Linh, xe container BKS 51C-573.13 lưu thông hướng từ quận 7 ra Bình Chánh đã đi qua hệ thống cân tự động mà tài xế không hề hay biết. Dữ liệu được truyền về Trung tâm quản lý cơ sở dữ liệu ở Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm, Q.1). Chỉ 3 giây sau, dữ liệu này được truyền ngược lại vào hệ thống máy tính của một tổ kiểm soát chốt cách trạm cân tự động khoảng 700m. Khi xe container vừa lưu thông đến, TTGT và CSGT lập tức yêu cầu đưa xe vào để cân lại bằng hệ thống cân lưu động. Kết quả, chiếc xe chở 58,74 tấn trong khi tải trọng cho phép chỉ được chở 48 tấn, quá tải 22,38%.

Theo ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN, để có thể sử dụng các trạm cân tự động phục vụ cho mục đích xử phạt xe quá tải, cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật. Các quy định hiện nay như Nghị định xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB vẫn chưa quy định việc sử dụng thiết bị cân tự động (cân động) làm cơ sở phục vụ công tác phát hiện, xử lý vi phạm xe quá tải mà mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng cân tĩnh, có độ chính xác cao và không có sai số như cân động.

“Hiện, chúng tôi đang nghiên cứu, xây dựng quy trình, tiêu chuẩn để đề xuất nhằm có thể sử dụng thiết bị cân tự động vào việc xử phạt trong thời gian tới”, ông Thắng nói và cho biết, để triển khai việc xử phạt bằng loại thiết bị này, Bộ Công an cũng phải có những quy định đưa vào quy trình TTKS để công nhận đây là một loại thiết bị phục vụ công tác xử phạt xe quá tải như các loại thiết bị mà lực lượng công an đang sử dụng hiện nay.

T.M

Trong vài giờ đồng hồ, hệ thống cân tự động này đã ghi nhận hàng chục trường hợp xe chở quá tải chạy qua cầu Ông Lớn như: Lúc 13h56, xe tải thùng loại 2 trục BKS 75B-002.43 lưu thông qua trạm cân tự động cũng bị xử lý với lỗi chở quá tải 19%; 12h14, chiếc container BKS 81C-083.89 cũng chở quá tải 37,63%.

Trong khi đó, vào lúc 12h52, hệ thống cân tự động được đặt tại cầu Giồng Ông Tố 2 trên đường Đồng Văn Cống (Q 2) cũng ghi nhận xe tải loại 4 trục BKS 51C-593.52 chở gần 43 tấn, trong khi tải trọng cho phép chở là 32 tấn, quá tải 43,25%. Lúc 13h46, xe BKS 51E-034.63 được chở 24 tấn nhưng thực tế đang chở gần 30 tấn hàng.

Tất cả các trường hợp trên đều được Trạm KSTTX tự động ghi nhận để chuyển cho các tổ kiểm soát xử lý. Hệ thống kiểm soát tải trọng tự động sử dụng công nghệ cảm biến của Thụy Sĩ bằng việc lắp hai thanh thạch anh ở giữa làn xe chạy để ghi nhận tải trọng xe. Tài xế không hề hay biết vị trí lắp cân nên không thể né tránh. Trường hợp xe chở quá tải trọng cho phép, thiết bị sẽ báo về trung tâm, máy tính ở trung tâm sẽ hiện màu đỏ và phát tín hiệu cảnh báo để lực lượng chức năng biết và xử lý.

Được biết, Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn được Sở GTVT TP.HCM giao nhiệm vụ lắp đặt các trạm cân tự động trên. Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn cho biết, do đang trong thời gian chạy thử nghiệm nên lực lượng chức năng chỉ tiến hành nhắc nhở. Từ ngày 11/7, các trường hợp vi phạm đều bị xử lý. Hiện tại, đơn vị này mới lắp đặt được 4 trạm KSTTX tự động. Cụ thể, các trạm này được đặt tại cầu Giồng Ông Tố trên đường Đồng Văn Cống (Q 2, hướng từ Mai Chí Thọ vào cảng Cát Lái) để kiểm soát lượng xe từ Đồng Nai, Bình Dương chở hàng vào cảng Cát Lái, quận 7; Cầu Kỳ Hà trên đường Vành đai Đông (Q 7, hướng từ quận 7 ra quận 2) kiểm soát các phương tiện từ miền Tây về cảng Cát Lái và ra Xa lộ Hà Nội; Cầu Ông Lớn trên đường Nguyễn Văn Linh (Q 7) được lắp đặt ở cả hai chiều ra - vào. Tổng chi phí lắp đặt 4 trạm này khoảng 28 tỷ đồng.

2

Dữ liệu từ các trạm kiểm soát tải trọng xe tự động trên đường được truyền về Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn

Chốt chặn, ngăn xe quá tải ở các cửa ngõ

Theo quy hoạch, TP.HCM sẽ có 10 trạm KSTTX tự động được lắp đặt ở các tuyến đường vành đai như: QL1 - Nguyễn Văn Linh - Vành đai Đông - Đồng Văn Cống - Mai Chí Thọ - Xa lộ Hà Nội. Ông Trung cho biết, từ nay đến cuối năm 2016 sẽ khảo sát lắp đặt thêm 3 vị trí. Sang năm 2017, sẽ lắp đặt tại các vị trí còn lại.

Liên quan đến việc sử dụng kết quả của hệ thống KSTTX tự động vào việc xử phạt, ông Lê Hoàng Nam, Đội trưởng Đội TTGT số 5 cho biết, đã phân công các tổ để phối hợp với CSGT túc trực 24/24h xử lý nghiêm những xe vi phạm tải trọng khi qua trạm. Ưu điểm của hệ thống KSTTX tự động này là hạn chế sự can thiệp của con người vào quá trình cân tải trọng xe. Tuy nhiên, hiện nay dữ liệu thu được từ các trạm tự động này chưa được công nhận là cơ sở pháp lý để ra quyết định xử phạt nên khi phát hiện xe quá tải, TTGT phải yêu cầu dừng xe để cân lại. Việc cân lại bằng hệ thống cân xách tay đòi hỏi nhiều thời gian, trong khi cùng một lúc trạm KSTTX tự động có thể phát hiện nhiều xe chở quá tải đi qua, lực lượng chức năng không xử lý hết dẫn đến có thể để lọt xe quá tải.

“Sở GTVT TP đã có văn bản kiến nghị gửi cơ quan chức năng sớm xem xét công nhận hệ thống trạm KSTTX tự động như một trong các trang thiết bị phục vụ công tác đảm bảo TTATGT, từ đó có cơ sở sử dụng dữ liệu thu được để xử lý, phạt nguội các trường hợp vi phạm tải trọng, từng bước loại bỏ xe chở quá tải trên địa bàn TP.HCM”, ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn cho hay.

Hệ thống cân tích hợp trên QL1 “bị lãng quên”?

Nhằm kiểm soát tình trạng xe quá tải, ngày 26/6/2014, TCT Xây dựng công trình giao thông 4 (CIENCO4) đã tự bỏ kinh phí lắp đặt hệ thống cân động tốc độ thấp (tương tự hệ thống cân tự động) tại Trạm Thu phí cầu Bến Thủy II, tỉnh Nghệ An. Ban đầu CIENCO4 kỳ vọng kết quả cân tải trọng xe qua trạm sẽ được sử dụng vào việc kiểm soát hoạt động xe quá tải. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm hoạt động, kết quả cân tải trọng xe tại trạm đa phần được sử dụng vào mục đích nội bộ như: Phục vụ công tác thống kê, báo cáo.

Cũng giống như CIENCO4, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng dự án nâng cấp mở rộng QL1 đoạn Km 597+549 - Km 605+000 và Km 617+000 - Km 641+000, tỉnh Quảng Bình theo hình thức Hợp đồng BOT, Công ty CP TASCO đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống cân kiểm tra tải trọng xe tích hợp tại Trạm Thu phí Quảng Đông. Ông Hoàng Hà Phương, Tổng giám đốc Công ty CP TASCO cho biết, hệ thống cân tích hợp tại Trạm Thu phí BOT QL1 của TASCO là hệ thống cân đo hiện đại trị giá hơn 2 tỷ đồng, sử dụng công nghệ cảm biến thạch anh của Thụy Sĩ. Hệ thống cân này đã được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường kiểm chuẩn và cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, cũng như hệ thống cân tại Trạm Thu phí Bến Thủy II, hệ thống cân tại Trạm Thu phí Quảng Đông cũng chưa được đưa vào xử lý xe chở quá tải.

Văn Thanh

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.