Thời sự Quốc tế

Bầu cử Thái Lan: Dù thắng cử cũng chưa chắc được làm Thủ tướng

21/03/2019, 17:31

Cuộc bầu cử mang tính bước ngoặt của Thái Lan vào cuối tuần này sẽ sự kiện được tổ chức lần đầu tiên trong 8 năm qua.

img
Người dân Thái Lan ôm Thủ tướng Prayuth Chan-ocha ngày 13/3

Theo kênh SBS của Australia, Thái Lan đang chuẩn bị tổ chức cuộc bầu cử được chờ đợi từ lâu vào ngày 24/3 tới, sau nhiều năm dưới sự điều hành của chính quyền quân quản. Đây là lý do tại sao cuộc bầu cử quan trọng đối với những người dân sống tại Thái Lan.

Ở đất nước 69 triệu dân, bỏ phiếu là bắt buộc đối với những người đủ điều kiện. Do vậy, sẽ có rất đông người tham gia cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong 8 năm và lần đầu tiên kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014.

Trong khi cuộc bỏ phiếu đang được quảng bá là một sự trở lại với nền dân chủ, thì các nhà phân tích chính trị lại cho rằng, sự kiện này được thiết kế để đảm bảo chính phủ quân sự vẫn là một lực lượng đóng vai trò quan trọng.

img
Ứng cử viên thủ tướng của Đảng Pheu Thai Sudarat Keyuraphan (giữa) bắt tay những người ủng hộ trong chiến dịch bầu cử ngày 9/3 tại tỉnh Samut Prakan

Sau khi giành quyền kiểm soát, chính phủ quân sự hứa sẽ tổ chức bỏ phiếu trong vòng 1 năm để đưa đất nước trở lại chế độ dân sự. Tuy nhiên, sự chậm trễ lặp đi lặp lại đã chứng kiến ​​nhà lãnh đạo của cuộc đảo chính- tướng quân đội đã nghỉ hưu Prayuth Chan-ocha (người trở thành Thủ tướng của đất nước), lãnh đạo Thái Lan trong gần 5 năm.

Lá phiếu vào Chủ nhật tới được kỳ vọng sẽ chấm dứt nhiều năm bất ổn chính trị tại quốc gia Chùa Vàng, nhưng các chuyên gia cho rằng những thay đổi trong Hiến pháp sẽ tạo điều kiện cho Tướng Prayuth duy trì quyền lực của ông.

img
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha nhảy điệu nhảy truyền thống tại nhà ga Khon Kaen trong một sự kiện chiến dịch vận động tranh cử tuần trước

Quân đội vẫn là một lực lượng có uy quyền lớn

Trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, người Thái Lan đã bỏ phiếu ủng hộ những thay đổi sâu rộng trong Hiến pháp, được soạn thảo bởi chính phủ quân sự.

Theo Tiến sĩ Greg Raymond, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng của Đại học Quốc gia Australia (ANU), những thay đổi trong Hiến pháp Thái Lan sẽ đem lại những hạn chế đáng kể đối với chính phủ mới.

Quốc hội gồm 750 thành viên của Thái Lan có 500 ghế ở Hạ viện và 250 ghế tại Thượng viện. Theo Hiến pháp mới, người Thái sẽ chỉ bầu cho các thành viên trong Hạ viện.

Các thành viên trong Thượng viện sẽ không được bầu chọn, mà thay vào đó, 250 ghế sẽ được bổ nhiệm bởi các tướng lĩnh quân đội, những người đang kiểm soát thông qua Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia Thái Lan (NCPO).

Thủ tướng tương lai sẽ phải giành được hơn một nửa, ít nhất là 376 phiếu từ các thành viên Thượng viện và Hạ viện.

Điều này có nghĩa là bất cứ bên nào giành được phiếu phổ thông trong cuộc bầu cử ngày 24/3 tới cũng chưa chắc giành quyền thành lập chính phủ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.