Giáo dục

Bé gái 5 tuổi khóc không dám nhảy xuống hồ nước 5 mét: Làm ơn, đừng ép con bạn phải dũng cảm

05/02/2021, 01:00

Mặc dù lòng dũng cảm là điều cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhưng cha mẹ cũng nên áp dụng một cách có khoa học để trẻ vượt qua nỗi sợ của chính mình.

Có một cô bé tên là Jiang Qiaochu (5 tuổi), thành viên của đội lặn tại Trung tâm thể thao quận Yangpu, Thượng Hải, Trung Quốc. Trong quá trình huấn luyện lòng can đảm, cô bé được yêu cầu nhảy từ độ cao 5 mét. Đứng ở trên bục cao như vậy, cô bé không dám nhìn xuống, nhưng cuối cùng vẫn phải nhảy.

Sau khi nhảy xuống nước, có người hỏi: “Em nhớ mình đã đứng trên đó bao lâu rồi không?”. Cô bé đáp: “10 phút ạ”.

img

May mắn thay, sau 10 phút dài đằng đẳng, cô bé đã hoàn thành bài tập của mình trong nước mắt. Thật tuyệt vời! Dù sợ hãi, nhưng cô bé đã lau nước mắt, tự động viên mình phải cố gắng để không phụ lòng của gia đình và thầy cô.

“Sau khi nhảy xuống nước, em có còn sợ không?”

“Vẫn còn sợ ạ”.

“Nếu lần sau được yêu cầu nhảy như vậy nữa, em có dám nhảy không”

“Em sẽ từ từ vượt qua nỗi sợ này”.

Để đạt được thành công, mỗi người cần phải trải qua quá trình luyện tập gian khổ trong thời gian dài. Dù có lúc tập luyện vất vả, nhàm chán, vừa tập vừa khóc nhưng họ vẫn chấp nhận và vượt qua. Đó đều là những yếu tố cần thiết để mỗi người đạt được mục tiêu của mình.

Dũng cảm và kiên cường là những phẩm chất cần có để thành công. Như trường hợp kể trên, để chuẩn bị cho thử thách, cô bé đã chuẩn bị tinh thần rất lâu, không ai mắng mỏ mà chỉ kiên nhẫn chờ cô bé vượt qua chính mình.

Cha mẹ nào cũng hy vọng con cái mình trở nên xuất sắc, phát triển vượt bậc và thành công sau này. Khi đối diện với khó khăn, không phải ai cũng đủ dũng cảm vượt qua điều đó. Nếu là một đứa trẻ thiếu can đảm, hay rụt rè sợ hãi, cha mẹ có thể thử các phương pháp sau:

Chấp nhận sự sợ hãi của trẻ

Chúng ta biết rằng, nỗi sợ hãi bên cạnh từ khi sinh ra, có người thì sợ rắn, người sợ bóng tối, người sợ không có bạn bè…Nỗi sợ là một cảm xúc bình thường ở mỗi người, ai cũng đều có những thứ mà bản thân cảm thấy không dám đối diện.

Lần đầu tiên leo lên một cây cầu, cậu bé vừa thích vừa sợ: “Mẹ ơi, con sợ độ cao, con sợ bị ngã”.

Người mẹ nói với cậu bé: “Đây là lần đầu tiên con leo lên cây cầu cao như vậy, mẹ hiểu nỗi sợ của con. Thế nhưng, con nhìn xem mấy bạn nhỏ ở phía trước, con có thể băng qua được mà. Mẹ sẽ đi theo sau con”.

Lần sau, cậu bé băng qua cầu mà không đợi mẹ mình đi theo sau nữa.

Khi trẻ đến một môi trường mới, cha mẹ cần giúp trẻ làm quen và chấp nhận. Khi trẻ biết có cha mẹ bên cạnh, chúng sẽ dần làm quen với cảm giác sợ hãi môi trường mới và vượt qua nó.

Chấp nhận cảm xúc và thấu hiểu trẻ là kỹ năng cơ bản để nuôi dưỡng lòng dũng cảm mà cha mẹ nên biết.

img

Tìm ra những gì trẻ sợ

Lý do khiến một số trẻ em sợ hãi thực sự khá vô lý. Nếu cha mẹ muốn huấn luyện con mình trở nên dũng cảm, cần phải hiểu chúng sợ hãi thứ gì.

Sau cơn mưa, Tiểu Bảo và mẹ đi bộ đến siêu thị gần nhà. Khi thấy một con ốc sên bò trên đường, cậu bé liền nấp sau lưng mẹ và nói mình sợ.

Người mẹ thấy vậy liền nói: “Con ốc nhỏ như vậy, có gì đâu mà con phải sợ”

Thế nhưng, cậu bé vẫn lắc đầu, điều này khiến cho người mẹ có chút thắc mắc. Khi tìm hiểu, người mẹ biết được rằng trước đây cậu bé nhìn thấy một con ốc sên bò trong vườn, để lại vệt trắng trên mặt đất, khiến cậu bé cảm thấy rất ghê tởm.

Sau đó, người mẹ biết được thứ mà Tiểu Bảo sợ thực ra chỉ là cảm giác mà cậu bé ghét. Cậu bé không thể phân biệt được sự khác nhau giữa ghét và sợ hãi.

Cha mẹ thường ít khi tìm hiểu con mình sợ điều gì, họ thường chỉ khuyến khích con cái vượt qua nhưng hiệu quả lại vô ích.

Cha mẹ làm gương cho trẻ

Cha mẹ là những người thầy khai sáng đầu tiên của con cái và là tấm gương phản chiếu của con mình.

Mẹ của Tiểu Long là người rất sợ chó, bởi khi còn nhỏ cô từng bị chó cắn nên mỗi lần nhìn thấy đều cảm thấy rất sợ hãi. Ký ức bị chó cắn khi còn nhỏ ám ảnh cô cho đến khi trưởng thành. Bây giờ dù nhìn thấy chó ở xa cũng khiến cô rụt rè không dám bước tiếp.

Khi thấy con mình cũng sợ chó, lúc này cô nghĩ rằng mình cần phải thay đổi bản thân để làm gương cho con cái. Thế là cô cùng con trai tập luyện cùng nhau để vượt qua nỗi sợ này. Cuối cùng, sau một thời gian, nỗi sợ chó cũng bị đánh bại, con trai cô có cái nhìn khác về mẹ mình hơn.

Trước khi muốn con cái vượt qua nỗi sợ của bản thân, cha mẹ cần làm gương để chúng thấy được rằng, việc sợ thứ gì đó là bình thường và chỉ cần cố gắng là sẽ đối mặt được.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.