Chất lượng sống

Bệnh nhân Trung Quốc tự nguyện hiến đầu để cấy ghép

18/05/2016, 08:54

Ca ghép đầu đầu tiên trên thế giới sẽ được thực hiện trên một bệnh nhân Trung Quốc vào cuối năm 2017.

Bác sĩ người Italy Sergio Canavero sẽ cùng một đội

Bác sĩ người Italy Sergio Canavero sẽ cùng một đội y bác sĩ Trung Quốc thực hiện ca cấy ghép đầu đầu tiên tại Trung Quốc

Ngày 16/5, bác sĩ người Italy Sergio Canavero cho biết, một bệnh nhân người Trung Quốc đã chấp nhận phẫu thuật ghép đầu. Dự kiến, ca phẫu thuật sẽ do một đội y tế Trung Quốc thực hiện vào cuối năm 2017 tại Trung Quốc.

Ông Sergio Canavero cho biết: "Chúng tôi dự định sẽ thực hiện ca cấy ghép tại Trung Quốc vào khoảng Giáng sinh năm 2017, đội y bác sĩ Trung Quốc tham gia dự án này từng thực hiện ca phẫu thuật trên một thi thể và họ đã quen với công nghệ này".

Ông Canavero đã tuyển chọn các đội y bác sĩ đến từ nhiều nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga và các nước khác. Cuối cùng, ông chốt đội bác sĩ đến từ Trung Quốc và sẽ cùng đội này ra mắt tại Maryland vào tháng Sáu tới. Bác sĩ người Italy khẳng định, công nghệ cấy ghép đầu đã sẵn sàng. Điều cần thiết lúc này là sự chấp thuận về mặt đạo đức và nguồn hỗ trợ tài chính.

 Năm 1954, một bác sĩ đến từ Liên minh Xô-viết đã thử ghép đầu trên một chú chó nhưng thấy bại. Năm 1970, bác sĩ người Mỹ Robert Wright đã thử ghép đầu trên một chú khỉ. Tuy nhiên, sau ca phẫu thuật, chú khỉ bị tê liệt phần dưới đầu và qua đời.

"Nhiều năm trước, tôi cũng muốn thử cấy ghép não nhưng tôi nhận thấy, rất khó để có thể kết nối các mạch máu. Xét trên quan điểm phẫu thuật, việc cấy ghép đầu sẽ dễ dàng hơn" - bác sĩ này nói. Ông Canavero tin rằng, cấy ghép đầu sẽ giúp chữa trị các cơ thể khiếm khuyết, nâng cao chất lượng sống. Các bác sĩ sẽ nối thân của một người đã bị chết não với đầu của một bệnh nhân chấp nhận phẫu thuật. Cuộc phẫu thuật cần phải được thực hiện trong điều kiện 12 độ C để tế bào chết do thiếu ô xi.

Việc cấy ghép đầu lâu nay gây xôn xao dư luận và tranh cãi trong ngành y học. Nhiều chuyên gia tin rằng, từ quan điểm kỹ thuật hiện nay, bệnh nhân có thể sống sau ca phẫu thuật nhưng sẽ đối mặt với nguy cơ bị bại liệt. Mặt khác, một số chuyên gia cho rằng ca phẫu thuật này không thực tế.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.