Y tế

Bệnh “ung thư tử thần” khiến Steve Jobs qua đời khi mới 56 tuổi nguy hiểm đến mức nào?

27/06/2021, 19:26

Căn bệnh “ung thư tử thần” đã khiến giám đốc điều hành của Apple chống chọi suốt 8 năm nguy hiểm đến mức nào?

Nhắc đến Steve Jobs, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Apple. Ông là một trong những người đồng sáng lập của tập đoàn nổi tiếng thế giới này, cùng Apple trải qua những thăng trầm trong nhiều thập kỉ. Sự phổ biến của những thiết bị điện tử hàng đầu như: iMac, iPod, iPhone, iPad mà Steve Jobs tạo nên đã thay đổi sâu sắc lối sống của mọi người.

img

Tuy nhiên, vị giám đốc điều hành này đã được chuẩn đoán mắc một dạng ung thư tuyến tụy hiếm gặp vào năm 2004. Chứng bệnh của ông là ung thư tuyến tụy nội tiết khiến Stve Jobs phải điều trị liên tục trong vòng 8 năm. Đáng tiếc, doanh nhân nổi tiếng này đã không chiến thắng căn bệnh quái ác và qua đời vào ngày 5 tháng 10 năm 2011 ở tuổi 56.

Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), ung thư tuyến tụy đứng hàng thứ 8-9 về số lượng người mắc trên toàn thế giới. Đây là căn bệnh khó phát hiện, khó điều trị và có tỷ lệ tử vong cao. Chính vì vậy mà nó được gọi là “ung thư tử thần”.

img

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến tụy thường không xảy ra cho đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Các triệu chứng có thể bao gồm:

- Đau bụng lan ra sau lưng

- Chán ăn hoặc sụt cân ngoài ý muốn

- Vàng da và vàng mắt

- Phân màu sáng

- Nước tiểu sẫm màu

- Ngứa da

- Được chuẩn đoán mắc tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường đang trở nên khó kiểm soát hơn

- Có các cục máu đông

- Mệt mỏi

Hiện tại, chưa xác định rõ ràng nguyên nhân nào gây ra ung thư tuyến tụy. Các bác sĩ đã xác định một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư này bao gồm hút thuốc và có một số đột biến gen di truyền.

img

Ung thư tuyến tụy bắt đầu từ các mô của tuyến tụy, một cơ quan trong ổ bụng nằm phía sau phần dưới của dạ dày. Tuyến tụy có nhiệm vụ tiết ra enzyme hỗ trợ tiêu hóa và sản xuất các hormone giúp quản lý lượng đường trong máu của bạn. Ung thư xảy ra khi các tế bào trong tuyến tụy có những thay đổi đột biến trong DNA. Những đột biến này khiến các tế bào phát triển không kiểm soát và tiếp tục sống sau khi các tế bào bình thường chết đi.

Những tế bào tích tụ này có thể tạo thành một khối u. Khi không được điều trị, các tế bào ung thư tuyến tụy sẽ lây lan đến cơ quan và mạch máu lân cận, rồi tiếp túc xâm lấn đến các bộ phận xa của cơ thể.

img

Hầu hết ung thư tuyến tụy bắt đầu trong các tế bào lót của ống dẫn. Loại ung thư này được gọi là ung thư biểu mô tuyến tụy hoặc ung thư tuyến tụy ngoại tiết. Ít gặp hơn, ung thư có thể hình thành trong các tế bào sản xuất hormone hoặc tế bào nội tiết thần kinh của tuyến tụy. Những loại ung thư này được gọi là khối u thần kinh nội tiết tuyến tụy, khối u tế bào tiểu đảo hoặc ung thư nội tiết tuyến tụy (dạng ung thư mà Steve Jobs mắc phải).

Các yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy chính là:

- Hút thuốc

- Tiểu đường

- Viêm tụy mãn tính

- Tiền sử gia đình mắc các hội chứng di truyền có thể làm tăng nguy cơ ung thư bao gồm: đột biến gen BRCA2, hội chứng Lynch và hội chứng u ác tính nốt ruồi.

- Tiền sử gia đình bị ung thư tuyến tụy

- Béo phì

- Lớn tuổi, vì đa số mọi người được chuẩn đoán mắc bệnh sau 65 tuổi

img

Có một nghiên cứu lớn đã chứng minh rằng sự kết hợp của hút thuốc, tiểu đường lâu năm và chế độ ăn uống nghèo nàn cũng góp phần làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy. Chính vì vậy, hãy từ bỏ những thói quen không lành mạnh ngay từ bây giờ, ăn uống điều độ, khoa học và tập thể dục thường xuyên để duy trì sức khỏe của bạn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.