Công nghệ

Bí ẩn lõi từ tính của mặt trăng

07/12/2014, 17:02

Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng mới cho thấy, tại lõi của mặt trăng đã từng có một "máy phát điện" khổng lồ giúp mặt trăng tạo ra từ tính từ nhiều tỷ năm trước.

Mô phỏng phương thức tạo ra từ tính trên mặt trăng của các nhà khoa học
Mô phỏng phương thức tạo ra từ tính trên mặt trăng của các nhà khoa học

Theo các nhà nghiên cứu, mặt trăng đã từng có một vùng lõi giúp nó tạo ra một từ trường mạnh hơn trái đất hiện nay.

Họ tin rằng một “máy phát điện” bên trong lõi của mặt trăng đã làm nóng chảy và “khuấy nhão” vùng trung tâm của mặt trăng. Điều này có thể đã tạo ra một từ trường mạnh trong ít nhất 1 tỷ năm.

Điều khiến các nhà khoa học băn khoăn và chưa có lời đáp là hiện tượng đó xảy ra khi nào và kết thúc ra sao.

"Chúng tôi nghĩ rằng, các hành tinh tạo ra từ trường bằng cách di chuyển để tạo ra nhiệt nhằm hóa lỏng các chất bên trong chúng", nhà nghiên Benjamin Weiss - một nhà khoa học về vũ trụ tại Đại học MIT cho biết.

Mặt trăng ngày nay không còn từ trường
Mặt trăng ngày nay không còn từ trường

Kim loại nóng chảy trong lõi của trái đất làm cho trung tâm của trái đất như một máy phát điện và tạo ra từ trường.

Từ các mẫu đá mà tàu Apollo mang về gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và lập luận rằng mặt trăng cũng đã tự tạo ra một “máy phát điện” trong lõi kim loại nóng chảy của nó.

“Dữ liệu của chúng tôi cho thấy, mặc dù kích thước của mặt trăng nhỏ hơn - chỉ bằng khoản 1% khối lượng của trái đất - nhưng “máy phát điện” của nó khi đó đã tạo ra một từ trường còn mạnh hơn so với trái đất hiện nay và tồn tại trong một khoảng thời gian dài, ít nhất là 4,2 tỉ năm trước cho đến ít nhất 3,56 tỷ năm trước.

Mặt trăng ngày nay hôm nay không có từ trường. Tuy nhiên, theo các mẫu đá có từ trường từ một tỷ năm trước mà tàu Apollo mang về, các nhà khoa học vẫn cho rằng trước đây mặt trăng là một hành tinh có từ trường dù họ không chắc chắn từ trường này là do bản thân mặt trăng tạo ra hay hấp thu từ bên ngoài.

Cao Sơn (Theo Dailymail)

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.