Bị tố phá hoại Đại hội đảng Dân chủ, Nga nói gì?

26/07/2016, 09:23
image

Nga và người đứng đầu WikiLeaks lên tiếng về việc đảng Dân chủ cáo buộc Nga đứng sau vụ rò rỉ email nội bộ.

Screenshot 2016-07-26 08.36.42

Người ủng hộ ứng cử viên Bernie Sander biểu tình bên ngoài khu vực tổ chức Đại hội Đảng Dân chủ 2016

Ngày 26/7, người sáng lập Wikileaks Julian Assange khẳng định: “Không có bằng chứng” cho thấy cơ quan tình báo Nga đứng sau vụ rò rỉ hàng chục nghìn email của Uỷ ban Quốc gia dân chủ (DNC) ngay trước thềm Đại hội Đảng.

20.000 email được WikiLeaks công bố cuối tuần qua có nội dung cho thấy nội bộ đảng Dân chủ âm mưu cản trở chiến dịch chạy đua Tổng thống của ông Bernie Sanders. Các tờ báo Mỹ như ABC News, New York Times, Reuters đều dẫn lời nhiều quan chức liên bang khẳng định, các tin tặc của Nga phải chịu trách nhiệm vụ tấn công mạng nhằm gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Không tiết lộ nguồn cung cấp thông tin rò rỉ, ông Assange cho biết: Những email này chứa những câu chuyện thực và cho thấy quan hệ thông đồng trong nội bộ Đảng”.

Về phía Nga, tờ Sputniks có bài phản bác thông tin cáo buộc từ phía Mỹ. Sputniks viết: “Thay vì bàn luận đến nội dung quan trọng hàm chứa trong các email bị rò rỉ, DNC lại chĩa mũi rìu về phía WikiLeaks, cáo buộc chính phủ Nga thuê tin tặc tấn công”. Báo Nga khẳng định, những cáo buộc này là vô căn cứ và thiếu thuyết phục.

Cựu điệp viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ

Cựu điệp viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ lên tiếng cáo buộc Nga dùng tin tặc phá hoại bầu cử 

Cựu điệp viên đến từ Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) Edward Snowden hiện đang tạm trú tại Nga đăng tải hàng loạt ý kiến trên tài khoản Twitter về cáo buộc của Mỹ với Nga. Theo Snowden, những cáo buộc này đều là suy diễn và không có bằng chứng cho thấy có sự liên quan của Nga.

Tờ Sputniks còn chỉ trích: Đổ lỗi cho Nga khi gặp bê bối là chiến thuật được yêu thích của các nước phương Tây trong hàng thập kỷ nay. Tuy nhiên, trong nhiều tháng trở đây, chiến lược này được vận dụng triệt để.

Bê bối rò rỉ thông tin ảnh hưởng khá nhiều tới hình ảnh của toàn đảng Dân chủ nói chung cũng như cá nhân ứng cử viên sáng giá Hillary Clinton nói riêng trong bối cảnh cuộc đua Tổng thống ngày càng khốc liệt và bà Clinton khả năng cao được đề cử làm ứng viên đại diện Đảng đua Tổng thống. Áp lực từ vụ việc buộc Chủ tịch DNC Debbie Wasserman Schultz phải từ chức và làm biến động số phiếu giữa hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton. Thăm dò phiếu bầu giờ đã nghiêng về phía ông Trump.

Dự kiến sự việc sẽ còn phủ bóng lên Đại hội Đảng Dân chủ vừa được khai mạc từ sáng sớm ngày 26/7 (theo giờ VN) tại bang Philadenphia.

Trong 4 ngày, Đại hội sẽ diễn ra theo chủ đề khác nhau trong từng ngày. Ngày 1: Đại đoàn kết (ông Sanders và Đệ nhất phu nhân Michelle Obama phát biểu). Ngày 2: Trọn đời đấu tranh vì trẻ em và gia đình (ông Bill Clinton phát biểu) Ngày 3: Cùng nhau lao động (Tổng thống Mỹ Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden phát biểu). Ngày 4: Đoàn kết để mạnh mẽ hơn (bà Hillary Clinton phát biểu).

Xem thêm video Tổng thống Barack Obama ủng hộ ứng cử viên Tổng thống sáng giá của Đảng Dân chủ Hillary Clinton:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.