Xem - ăn - chơi

Bình chọn 10 ca khúc về ngành GTVT: Bài ca giao thông vận tải

09/07/2015, 14:03

Bài ca giao thông vận tải đi vào lòng người bởi lời hát chân thực, giọng điệu da diết nhưng cũng đầy xót xa.

Bài ca Giao thông vận tải
 

Nhạc sĩ Hoàng Vân sinh năm 1930 tại Hà Nội. Ông gia nhập bộ đội từ khi còn rất trẻ và là một trong những thế hệ nhạc sĩ từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp với hàng loạt các ca khúc bất hủ như: Hò kéo pháo, Quảng Bình quê ta ơi, Bài ca xây dựng, Bài ca giao thông vận tải...

Bài ca giao thông vận tải được sáng tác trong những năm tháng nhạc sĩ Hoàng Vân rong ruổi khắp các tỉnh thành, đi qua nhiều mặt trận nóng bỏng để cảm nhận về đời sống và sự hy sinh của những người công nhân, những thanh niên xung phong đã xả thân làm đường, làm hoa tiêu để những chuyến xe bình yên chở đạn dược, súng ống ra tiền tuyến.

Có lần nhạc sĩ Hoàng Vân cùng tài xế và một anh lái xe dự phòng đi vào Đoàn 559 qua những trận bị trải bom. Đó là một đêm khi xe tải không thể đi qua đoạn đường lầy, mà giặc lại liên tục ném bom. Cứ sau mỗi đợt trải bom, các chiến sĩ thanh niên xung phong lại ào lên thăm dò, cắm cờ báo hiệu để giữ cho mạch máu giao thông luôn thông suốt. Nhưng khi xe vừa qua, nhạc sĩ  và hai người  cùng đi không còn nghe thấy tiếng gì nữa, kể cả tiếng hiệu lệnh cho xe lăn bánh. Tất cả đã hy sinh.

Trong thời khắc xúc động trước sự hy sinh anh dũng, quên mình, xả thân để giữ những con đường cho xe chiến đấu băng qua của những chiến sĩ, các cô gái thanh niên xung phong còn ở độ tuổi trẻ măng, non nớt, ông đã cất lên những ca từ của bài Bài ca giao thông vận tải.

Được đánh giá là một trong những “ngành ca” hay nhất, Bài ca giao thông vận tải đi vào lòng người bởi lời hát chân thực, giọng điệu da diết, mạnh mẽ nhưng cũng đầy xót xa:

“Trên những nẻo đường rực cháy, sau tay lái đã mấy đêm ngày      

Xe anh đã vượt được bao sông bao núi, chỉ những con đường mới biết mà thôi.      

Ơi những con đường ta yêu biết mấy, đường vào nhà máy, đường về nông thôn      

Qua những năm trường quê hương kháng chiến     

Tất cả mọi con đường đều hướng ra tiền phương”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.