Công nghệ mới

BKAV tham gia sản xuất máy thở hỗ trợ điều trị Covid-19, tháng 5 ra mẫu

11/04/2020, 12:03

Tập đoàn Bkav vừa thông báo đã hoàn tất kế hoạch sản xuất máy thở xâm nhập giúp điều trị bệnh nhân Covid-19, giữa tháng 5 ra mẫu đầu tiên...

img
Hơn 9.000 công nhân và 4 nhà máy trong chuỗi cung ứng sẵn có đang tham gia sản xuất Bphone đã sẵn sàng sản xuất máy thở

Tập đoàn Bkav vừa thông báo đã hoàn tất kế hoạch sản xuất máy thở xâm nhập giúp điều trị bệnh nhân Covid-19. Theo đó, khoảng giữa tháng 5 sẽ ra mẫu máy thở đầu tiên để xin Bộ Y tế cấp phép sản xuất hàng loạt.

CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng cho biết, ngay từ khi có tin GS Trần Văn Thọ và Trần Ngọc Phúc muốn chuyển giao công nghệ sản xuất máy thở cho Việt Nam, Tập đoàn công nghệ Bkav đã cử đội ngũ nghiên cứu dự án.

Tuy nhiên, ít ngày sau đó, Công ty thiết bị y tế hàng đầu thế giới Medtronic, đã mở thiết kế máy thở xâm nhập PB 560 của họ cho các nhà sản xuất khác để chung tay cung cấp cho thế giới chống dịch. Máy thở PB 560 là loại máy gọn, nhẹ có chức năng cung cấp oxy và mô phỏng các hành động của hơi thở, là thiết bị sống còn giúp các Bác sĩ và Bệnh nhân nặng chống chọi với Covid-19. Khoảng 10% bệnh nhân nhiễm COVID phải dùng đến máy thở, do đó thế giới đang thiếu nặng nề các thiết bị này.

img
Mẫu máy thở xâm nhập PB 560 BKAV bắt tay sản xuất

"Bkav đã làm việc với chuỗi cung ứng sẵn có đang tham gia sản xuất Bphone. Hơn 9.000 công nhân và 4 nhà máy trong hệ thống đã sẵn sàng. Giả sử dịch bệnh Covid-19 có bùng phát, thì cùng với các nhà sản xuất nội địa khác tôi tin tưởng Việt Nam sẽ không lo thiếu máy thở. Không những thế chúng ta còn có thể xuất khẩu để hỗ trợ các quốc gia khác nếu dịch vẫn còn hoành hành", ông Nguyễn Tử Quảng nói .

Trước đó, trong kết luận cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Hà Nội chiều 1/4, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho rằng, ở Pháp có 85 triệu dân thì có 17.000 máy thở, chia trung bình 5 triệu dân có 1.000 máy thở; Ở Đức 1,7 triệu dân có 1.000 máy thở; Nhưng ở Hà Nội 8 triệu dân chỉ có 300 máy thở, nếu dịch bùng phát sẽ là đại họa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.