70 năm truyền thống ngành GTVT

Bộ chỉ huy tiền phương GTVT ra đời trong hoàn cảnh nào?

16/09/2014, 18:30

Ngay từ những ngày đầu khi đế quốc Mỹ phá hoại miền Bắc (1964), do vị trí yết hầu của các tuyến giao thông đi qua các tỉnh Khu IV (gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị...

TIN LIÊN QUAN


Để công tác chỉ đạo mặt trận đảm bảo  hiệu quả, Bộ GTVT quyết định thành lập cơ quan Bộ Chỉ huy tiền phương GTVT đặt tại khu IV, gọi tắt là B4. Phạm vi hoạt động của B4 từ Nghệ An vào đến Vĩnh Linh. Các cục quản lý cũng thành lập bộ phận tiền phương (phân cục) ở bên cạnh B4.


Lãnh dạo Bộ Chỉ huy tiền phương (B4), ngoài việc trực tiếp chỉ huy các lực lượng GTVT ở Khu IV, còn có trách nhiệm thay mặt Bộ trưởng cùng với Ủy ban Hành chính các tỉnh có những quyết định kịp thời huy động nhân tài, vật lực của T.Ư, cũng như địa phương vào việc đảm bảo GTVT; Quyết định biện pháp phối hợp giữa các lực lượng GTVT và quốc phòng trong việc phòng, tránh, đánh địch, đảm bảo GTVT.


Thời kỳ đầu, B4 rất thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhưng địch càng đánh, B4 càng được củng cố. Tinh thần dũng cảm, kiên quyết thực hiện khẩu hiệu “Địch phá, ta sửa ta đi” ngày càng được thể hiện rõ bằng hành động.


Năm 1964 và đầu năm 1965, địch tập trung đánh phá ác liệt vào Khu IV. Hầu hết các hệ thống cầu cống trên QL1 từ Vĩnh Linh ra đến Nam Thanh Hóa đã trở thành mục tiêu ném bom dữ dội của máy bay địch. Nhiều cầu cống trên các trục đường sang Lào cũng bị máy bay Mỹ phá hỏng. Có ngày, số cầu bị máy bay đánh sập lên đến con số 22...

Ngọc Lê

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.