1. Đặt quá nhiều đồ trên chảo, khay nướng
Một chiếc chảo hoặc khay chứa quá nhiều thức ăn sẽ khiến đồ ăn bị “sũng nước” do nước từ thực phẩm tiết ra quá nhiều.
Việc làm này sẽ làm tăng độ ẩm - và thực phẩm có nhiều khả năng bị hấp hơi thay vì chuyển sang màu đẹp mắt vốn có.
Khi nướng, rán, áp chảo thực phẩm, hãy cho các nguyên liệu của bạn có không gian hơn. Bằng cách này, chúng có thể có được màu nâu vàng hoàn hảo.
2. Chỉ nêm gia vị khi đã nấu xong
Một trong những sai lầm phổ biến nhất của những người nấu ăn là nêm nếm thức ăn quá ít.
Để đảm bảo món ăn của bạn được nêm gia vị thích hợp, hãy thêm muối và hạt tiêu trong suốt quá trình nấu chứ không chỉ cho vào cuối cùng khi đã nấu xong.
3. Không chú trọng đến độ chua của món ăn
Muối có lẽ là gia vị được nêm nếm nhiều nhất trong quá trình nấu nướng của các bà nội trợ.
Muối quan trọng là vậy nhưng độ chua cũng quan trọng không kém. Độ chua thường là yếu tố phân biệt các món ăn.
Kết thúc một món ăn với một chút chanh hoặc giấm ở cuối là đủ để làm cho các món mặn - như món nướng hoặc món hầm trở nên ngon hơn nhiều.
Độ chua giúp bổ sung thêm một lớp hương vị vô cùng tinh tế cho món ăn, rất đáng để thử.
4. Không để chảo đủ nóng khi nấu ăn
Chảo chưa đạt độ nóng sẽ khiến món ăn mất nước, giảm đi độ tươi ngon. Ví dụ khi bạn cho rau vào chảo chưa đạt độ nóng tiêu chuẩn để xào, rau sẽ mất đi một phần độ ẩm.
Nếu chảo đủ nóng, nó sẽ bốc hơi, nhưng nếu không, nó sẽ vẫn ở trong chảo và khiến rau mất đi vẻ tươi ngon vốn có.
5. Đảo thức ăn quá nhiều trong quá trình nấu
Tất nhiên, việc đảo, lật hay di chuyển thức ăn của bạn và kiểm tra xem nó đã hoàn thành sau vài giây hay chưa là một điều vô cùng thú vị.
Nhưng thực sự khi nấu ăn, chúng ta rất cần sự kiên nhẫn để thức ăn ngấm đều gia vị, đạt độ chín vừa tới và việc không làm xáo trộn các thành phần trong chảo sẽ tạo ra màu vàng đẹp mắt cho món ăn, mang lại kết cấu và hương vị ngon hơn.
6. Sử dụng dầu oliu cho mọi món ăn
Bạn không nên sử dụng dầu ô liu cho mọi món ăn. Đó là bởi dầu ô liu có điểm bốc khói thấp (từ 185°C đến 215°C), có nghĩa là dầu sẽ bắt đầu bốc khói nếu bạn cố gắng sử dụng ở nhiệt độ cao - chẳng hạn như để chiên hoặc ướp thịt.
Vì vậy khi nấu món ăn nào, hãy tìm loại dầu phù hợp để sử dụng một cách hiệu quả và tốt cho sức khỏe.
7. Cho nhiều thức ăn nóng vào tủ lạnh
Nếu bạn để thức ăn còn ấm ở nhiệt độ phòng trong một thời gian rất dài (trên hai giờ), thức ăn có thể bắt đầu phát triển vi khuẩn.
Nhưng nguy hại cũng xảy đến khi đặt thức ăn nóng ngay lập tức vào tủ lạnh - nó có thể làm tăng nhiệt độ của tủ lạnh và gây nguy hiểm cho các thực phẩm khác.
8. Không để thịt “nghỉ” sau khi nấu chín
Để thịt nghỉ trong 10-20 phút sau khi nấu xong sẽ cho phép nước bên trong phân phối lại và đảm bảo món bít tết, thịt nướng hoặc bất cứ món gì bạn đang làm trở nên mềm thơm và siêu ngon.
Nếu bạn cắt ngay, nước có trong thịt sẽ không còn được giữ lại bên trong, cạn kiệt trước khi chúng ta có cơ hội thưởng thức.
Vì vậy, lần sau khi bạn nấu xong thịt, hãy dùng giấy bạc đậy lại để thịt không bị nguội và để thịt nghỉ một lúc trước khi dùng bữa.
9. Mở cửa lò khi bánh đang trong quá trình nướng
Cũng giống như việc làm nóng lò trước khi nướng bánh, hạn chế mở cửa lò khi bánh của bạn đang ở trong đó là điều tối quan trọng.
Nếu không, bạn sẽ để một ít không khí mát hơn lọt vào, làm ngừng quá trình nướng bánh và khiến bánh không đạt đến độ ngon lý tưởng.
Nếu bạn cần quan sát bánh, hãy bật đèn bên trong lò và nhìn qua cửa sổ trong suốt ở cửa lò.
Sau khi hết thời gian nướng, bạn có thể mở cửa lò để kiểm tra xem bánh đã chín chưa, nhưng tuyệt đối không mở cửa lò khi bánh vẫn đang trong quá trình nướng.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận