Thị trường

Bộ Tài chính nói gì về kiến nghị giảm thuế nhập khẩu thép?

14/05/2021, 20:20

Trước đề xuất giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng thép do giá tăng cao, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc, tính toán cẩn thận.

img

Giá thép tăng mạnh gần 50% thời gian qua. Ảnh minh họa

Trước diễn biến giá thép liên tục tăng mạnh thời gian qua, Bộ Công thương đã đề nghị Thủ tướng chỉ đạo một số bộ có cơ chế hỗ trợ; Trong đó có đề nghị Bộ Tài chính có chính sách điều tiết thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép có biến động lớn về giá.

Theo đại diện Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính, đặt vấn đề giảm mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng thép thành phẩm trong bối cảnh hiện nay cần được cân nhắc, tính toán cẩn trọng để để vừa thúc đẩy ngành thép trong nước phát triển bền vững, bình ổn thị trường vừa bảo đảm tuân thủ đúng các nguyên tắc trong Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Về thuế suất, đại diện Vụ Chính sách thếu cho biết, để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thép đang rất thấp là 0% (nhóm 72.03), 3% (nhóm 72.04) và 1% đối với phôi thép (nhóm 72.06).

Ông Đặng Công Khôi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính:

Theo quy định tại Luật Giá và các văn bản hướng dẫn, các mặt hàng thép xây dựng, xi măng, cát, đá... không nằm trong danh mục các mặt hàng Nhà nước quản lý giá.

Chính vì vậy, cần ưu tiên các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời hiện tượng lợi dụng tăng giá nguyên liệu đầu vào để tăng giá bất hợp lý.

Trong khi đó, thuế nhập khẩu thép thành phẩm xây dựng thuộc nhóm 72.13-72.16 là 15% đối với thép hình, thép góc và 20% đối với thép dạng thanh que. Những mặt hàng này nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc và từ Ấn Độ.

Ngoài ra, để bảo vệ sản xuất thép trong nước, Bộ Công thương cũng đã ban hành Quyết định số 918/QĐ-BCT ngày 20/3/2020 tiếp tục áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam thêm 3 năm.

Các chủng loại phôi thép nhập khẩu hiện đang chịu mức thuế suất thuế tự vệ: Mức 15,3% từ ngày 22/3/2020-21/3/2021; Mức 13,3% từ 22/3/2021- 21/3/2022 và mức 11,3% từ 22/3/2022-21/3/2023. Còn đối với các sản phẩm thép dài nhập khẩu vào Việt Nam chịu mức thuế tự vệ là 9,4%; 7,9% và 6,4% với từng giai đoạn.

Do đó, theo ông Trương Bá Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính), Việt Nam có thể xem xét việc điều chỉnh thuế tự vệ nói trên để giảm giá thành nguyên liệu đầu vào.

Theo đại diện Bộ Tài chính, điều quan trọng nhất hiện nay là phải nâng cao năng lực sản xuất thép trong nước để cân đối cung - cầu.

Được biết, Bộ Công thương sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường biện pháp phòng vệ thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước sản xuất và đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, Bộ này cũng cho rằng, các doanh nghiệp vẫn phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu nên sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng của biến động giá thế giới.

Thời gian qua, giá thép tăng mạnh gần 50%: Tháng 1/2021, giá thép tăng từ 300-900 đồng/kg tùy theo chủng loại. Tháng 4/2021, giá thép tiếp tục tăng 1.600-1.700 đồng/kg. Giá bán tại các nhà máy sản xuất thép hiện nay khoảng 16.200-17.800 đồng/kg (chưa bao gồm 10% thuế VAT, chiết khấu bán hàng) tùy chủng loại và nhà sản xuất.

Được biết Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở xây dựng phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường để kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng cho phù hợp mặt bằng giá mới, tránh tác động của các hiện tượng đầu cơ, thổi giá vật liệu xây dựng.

Đối với các loại vật liệu chủ yếu, có biến động giá lớn như thép, trường hợp cần thiết phải công bố giá vật liệu xây dựng hằng tháng hoặc sớm hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng trên địa bàn.

img

Giá vàng hôm nay 14/5: Vàng trong nước đảo chiều tăng giá

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.