Xã hội

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh chia sẻ về AMM, TPP

10/11/2017, 08:40

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh chia sẻ tại buổi họp báo thông tin về AMM 29 và TPP.

APEC- Bo- truong- Bo- Cong- thuong- Tran- Tuan- An

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đồng chủ trì buổi họp báo với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chiều 9/11

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Hội nghị AMM 29 là một hoạt động vô cùng quan trọng và có ý nghĩa không chỉ đối với Việt Nam, các nước trong APEC mà còn có ý nghĩa to lớn đối với cộng đồng quốc tế. Đặc biệt là đối với xu thế toàn cầu hoá và tiếp tục theo đường lối tự do hoá thương mại.

Tuần lễ APEC 2017 tại Việt Nam tập trung với những Hội nghị của AMM, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế - Ngoại giao cũng như Hội nghị Cấp cao đều thể hiện đầy đủ những quyết tâm cũng như tinh thần và định hướng quan trọng của toàn cầu hoá và hợp tác để bảo đảm tự do hoá thương mại trên phạm vi khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cũng như đóng góp toàn cầu.

AMM đã đạt được những kết quả rất tích cực

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, với góc độ là một Hội nghị của Bộ trưởng Ngoại giao- Kinh tế của APEC, những nội dung của các Bộ trưởng thảo luận và thông qua tại hội nghị này có ý nghĩa trọng tâm và cơ bản tạo ra những nền tảng để lãnh đạo cấp cao của APEC thông qua tại hội nghị Cấp cao sắp tới. Những nội dung này mang tính toàn diện đồng thời cũng rất đa dạng từ nhiều góc độ, ở nhiều cấp độ và phản ảnh được những quan tâm lợi ích và sự đa dạng của các nền kinh tế trong APEC.

APEC- Bo- truong- Bo- Cong- thuong- Tran- Tuan- An

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trao đổi với báo giới về AMM 29 và TPP

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, mặc dù trong bối cảnh chung của thế giới hiện nay có rất nhiều biến động, trong đó ngoài những vấn đề liên quan đến an ninh, khủng bố; liên quan đến các xu thế phát triển của công nghệ đang tác động đến cả cơ cấu và kết cấu của kinh tế, hạ tầng, thương mại và rất nhiều khía cạnh khác ở phạm vi toàn cầu thì chúng ta cũng đang chứng kiến những xu thế mới bộc lộ ở nhiều nơi, nhiều khu vực, nhiều cấp độ về chủ nghĩa bảo hộ mới cũng như những mối quan tâm, quan hệ thương mại khác nhau đang gây ra những ảnh hưởng xu thế chung của toàn cầu hoá cũng như đến những nỗ lực chung của APEC.

Chính vì vậy, tại Hội nghị AMM 29, mặc dù có những ý kiến, quan điểm còn khác nhau, đa dạng nhưng các Bộ trưởng đã đi đến một kết quả rất tích cực là tập trung phản ánh đầy đủ lợi ích chung của các nền kinh tế APEC. Các nội dung đã được thảo luận và thống nhất thông qua không chỉ mang lại lợi ích cho các nước, các nền kinh tế APEC mà còn mang lại những đóng góp cho toàn cầu hoá, tiếp tục hoàn thiện thể chế của cơ chế thương mại đa phương trên thế giới.

APEC- Bo- truong- Bo- Cong- thuong- Tran- Tuan- An

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã có những chia sẻ về AMM 29

Những sáng kiến và nội dung mà nước chủ nhà Việt Nam tham gia đã được đánh giá cao, phản ánh được quan điểm rất thực tiễn đối với xu thế hội nhập, mở cửa của Việt Nam, cũng như phục vụ cho tiến trình toàn cầu hoá và hợp tác của APEC

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, AMM 29 không chỉ dừng lại ở việc đánh giá những mục tiêu, kết quả đã đạt được tính đến 2017, nhất là đối chiếu với mục tiêu Bogor 2020 mà các Bộ trưởng của APEC còn tiếp tục thông qua những cơ chế, sáng kiến, chương trình rất quan trọng để tiếp tục mục tiêu Bogor sau 2020 và tương lai xa hơn nữa. 

Việt Nam có sáng kiến đề xuất hình thành một cơ chế để tiếp tục nghiên cứu, xây dựng những mục tiêu cụ thể theo chương trình sau Bogor và xa hơn, cùng với những chiến lược khác của APEC. Nghiên cứu xây dựng những đề án mang tính chiến lược dài hạn nhưng cũng đầy thực tiễn của APEC chắc chắn sẽ giúp cơ chế đối thoại của APEC mang lại lợi ích chung và đồng thời phù hợp với xu thế phát triển chung của tự do hoá thương mại và phát triển bền vững, bao trùm như chủ đề của APEC đã nêu lên cho 2017.

APEC- Bo- truong- Bo- Cong- thuong- Tran- Tuan- An

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh- đồng Chủ tịch Hội đồng Hội nghị MMH 29

Đặc biệt, có sự chia sẻ rất cao của các nước, mặc dù quan điểm và lợi ích có thể khác biệt nhưng đã thể hiện được sự thống nhất bao trùm trong AMM 29 về những định hướng và đánh giá những kết quả và mục tiêu sắp tới để trình lên Lãnh đạo Cấp cao của APEC trong thời gian tới.

Thảo luận để tìm sự đồng thuận TPP

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Hội nghị Bộ trưởng TPP là hoạt động bên lề của Hội nghị AMM 29. Các Bộ trưởng tiếp tục thảo luận những nội dung tiếp nối của cả quá trình trao đổi và làm việc ở cấp trưởng đoàn đàm phán của các nước tham gia TPP trong 4 vòng đàm phán vừa qua. Các nội dung trao đổi phù hợp với tinh thần và thông báo tại hội nghị AMM và MAT TPP lần thứ 23. 

Hiện nay, các nước TPP vẫn đang nỗ lực duy trì Hiệp định TPP nhằm bảo đảm cân bằng và mang lại lợi ích chung thông qua việc tự do hoá thương mại, mở cửa thị trường, hội nhập, tiếp tục các cải cách để bảo đảm chất lượng cao trong hệ thống các quốc gia tham gia TPP.

APEC- Bo- truong- Bo- Cong- thuong- Tran- Tuan- An

Sau 2 ngày làm việc, Hội nghị MMH 29 đã bế mạc vào chiều 9/11

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, mặc dù Hoa Kỳ đã rút khỏi TPP nhưng 11 nước còn lại vẫn đang tiếp tục thảo luận để tìm sự đồng thuận, chia sẻ nhằm tạo ra các điểm cân bằng lợi ích mới, tiếp tục tạo điều kiện để hiệp định TPP duy trì hiệu lực và mang lại những giá trị thực tiễn cho mỗi quốc gia TPP cũng như cộng đồng thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá.

 Cần thêm thời gian thảo luận Tuyên bố Lima về FTAAP

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, Hội nghị AMM chưa thông qua được kế hoạch hành động tại Hội nghị Cấp cao ở Lima (Peru) về FTAAP giúp thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Đây là một thực tế phản ánh nhu cầu và tính ưu tiên cao của các nền kinh tế khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong chương trình hành động của APEC suốt năn 2017, ở nhiều diễn đàn, khuôn khổ hợp tác. Các nền kinh tế APEC đã nghiên cứu phối hợp xác định các nội dung cơ bản ưu tiên để đưa vào chương trình kế hoạch hành động và thực thi Tuyên bố Lima về FTAAP.

Với 21 nền kinh tế có trình độ phát triển KT-XH khác nhau, có ưu tiên đa dạng trên nhiều lĩnh vực, để xây dựng chương trình hành động cụ thể thực thi Tuyên bố Lima với các nội dung, cần có sự thống nhất thông qua của các thành viên, không thể thực hiện một cách đơn giản. Thực tế, đã có nỗ lực lớn nhưng vẫn có khoảng cách quan điểm về xây dựng, lựa chọn các nội dung cụ thể như thế nào để đưa vào các chương trình hành động này.

Chính vì vậy AMM đã quyết định sẽ cần thêm thời gian thảo luận, làm rõ trên cơ sở đồng thuận các thành viên về nội dung, chương trình ưu tiên. Từ đó có sự thống nhất đưa vào chương trình vấn đề FTAAP, thực hiện được Tuyên bố Lima về FTAAP phát triển khu vực mậu dịch tự do châu Á-Thái Bình Dương, bảo đảm có thể thực hiện được trong năm 2018. Điều này giúp chúng ta có cơ sở bền vững đồng thời giúp đạt đồng thuận cao, bảo đảm tính hiệu quả, thực thi của chương trình.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.