Giao thông

Bộ trưởng Thăng: "Người dân, DN còn kêu nhiều lắm"

22/12/2014, 15:04

Bộ trưởng Đinh La Thăng tiếp tục yêu cầu phải đột phá về thể chế chính sách. "Người dân, doanh nghiệp còn kêu nhiều lắm", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Đinh La Thăng đặt câu hỏi: Văn bản quy phạm pháp luật đã đủ chưa, còn thiếu gì, phải bổ sung gì để công tác quan trọng này có thể đạt hiệu quả như mong muốn?
Bộ trưởng Đinh La Thăng đặt câu hỏi: Văn bản QPPL đã đủ chưa, còn thiếu gì, phải bổ sung gì để công tác quan trọng này có thể đạt hiệu quả như mong muốn?

Những “câu hỏi khó” của Bộ trưng

Ngay khi bắt đầu cuộc họp, ngưi đng đầu Bộ GTVT liên tiếp đặt hàng loạt câu hỏi liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đăng kiểm; hàng hải; an toàn giao thông; đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; kiểm soát tải trọng xe; lĩnh vực vận tải nói chung; quản lý chất lượng, tiến độ dự án, công trình giao thông, bao gồm cả các nội dung sử dụng hiệu quả nguồn lực, chống lãng phí.

“Các đồng chí nêu rõ xem cần văn bản gì, cần cơ chế gì để nâng chất lượng công trình, thiết kế, giảm suất đu tư đẩy nhanh tiến đ? Như chuyện nút giao, hiện nay đa phương nào cũng muốn. Tại sao nước ngoài không cần nút giao mà chỉ làm đưng gom để tách nhập. Có nhất thiết phải thoả thuận với đa phương khi thiết kế không? Vấn đề chất lượng, tiến độ công trình cần gì để cụ thể hoá?”, Bộ trưởng nêu vấn đề. 

Liên quan đến vận tải, Bộ trưởng nhấn mạnh phải bỏ ngay tư duy không qun được thì cấm, chấm dứt ngay tình trạng xây dựng những văn bản trái khoáy, vừa ban hành xong đã phải sửa. “Vụ Vận tải cũng cần nghiên cứu xem có nên đưa những vấn đề mới phát sinh vào quản lý không.  Như chuyện lắp ti vi trên ô tô, ngay trước mặt lái xe dễ dẫn đến tình trạng vừa lái xe vừa xem ti vi. Vậy mình có cấm không? Rồi xe khách giường nằm 2 tầng, bao nhiêu nước còn loại xe này, người ta có cấm không? Mình có cấm không? Cấm thì lộ trình như thế nào, chứ để xe giường nằm 2 tầng như hiện nay rất nguy hiểm”, Bộ trưởng chỉ rõ và truy vấn thêm: "Hay như đăng kim, đng tư duy theo kiểu sợ người ta vi phạm, không quản được thì cấm. Mình cứ quy định tàu biển hạn chế này, hạn chế kia, không đưc đi ra vùng này, vùng kia nhưng tàu biển thực chất vẫn đi thẳng. Vậy thì quy đnh đã đúng chưa, đã phù hợp thực tế chưa, đã thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chưa?

Khẳng định tại các lĩnh vực vận tải hàng hải, đường thuỷ nội đa, đào tạo sát hạch cấp GPLX…cũng nhiều chuyện vô lý, hình thức, Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan liên quan cần rà soát lại với tinh thần đổi mới triệt để. Cái gì thuộc dịch vụ công mà chuyển cho tư nhân làm thì chuyển ngay, đừng sợ buông ra là hỏng, là không quản lý được.

Kiểm soát tải trọng, vì sao chưa hiệu quả?

Liên quan đến việc kiểm soát tải trọng xe, Bộ trưng cũng đặt câu hỏi: Văn bản quy  phạm pháp luật (VBQPPL) đã đ chưa, còn thiếu gì, phải bổ sung gì để công tác quan trọng này có thể đạt hiệu quả như mong mun? Đối với những DN vi phạm, có thu giấy phép kinh doanh được không? Tại sao không thu, cứ để xe quá tải nhởn nhơ trên đường mãi thế?

Nếu cứ để xe quá tải tới 400 - 500% thì đường nào chịu nổi?
Nếu cứ để xe quá tải tới 400 - 500% thì đường nào chịu nổi?

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch chuyên trách Uỷ ban ATGT QG Khuất Việt Hùng cho biết, hiện nay mới cấp giấy phép với doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách và doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hoá bằng container. DN VTHK và VTHH bằng container. Với vận tải hàng hoá bình thường, đang thực hiện theo Nghị định 86. “Theo lộ trình, đến 1/1/2016 mới thực hiện xong việc cấp phép cho các doanh nghiệp này. Điều này có nghĩa là phải đến thời điểm này chúng ta mới có thể thực hiện rút giấy phép kinh doanh của các xe chở hàng quá tải loại này”, ông Hùng nói. 

Nhấn mạnh nếu không “đánh” trực tiếp vào DN sẽ khó có thể dẹp được xe quá tải, Bộ trưởng nêu rõ: Thời gian tới, các thứ trưởng tập trung làm việc với các tỉnh là “điểm nóng quá tải”. “Nếu các đơn v, đa phương không thực sự kiểm soát tải trọng phương tiện thì dừng ngay việc đu tư hạ tầng và bảo dưỡng sửa chữa đường. Cứ để xe quá tải cày nát đường bao nhiêu tiền mới đủ sửa chữa được. Nếu không kiên quyết, hạ tầng giao thông tiếp tục bị phá hoại. Quá tải mà gấp 500% thì đường nào chịu nổi, tan nát hết. Cần thiết, nghiên cứu bổ sung truy trách nhiệm hình sự”, Bộ trưởng nói và chỉ đạo: “Tôi giao nhiệm vụ cho Tổng cục Đường bộ VN là làm thế nào để giảm tai nạn giao thông và không còn xe quá tải. Ông Huyện (Tổng cục trưởng) phải đề xuất xem cần thiết bổ sung văn bản nào, phân công các cục trưởng nào nhiệm vụ gì”.

Dứt khoát phải kéo giảm tổng mức đu tư

Đối với việc quản lý chất lượng, tiến độ dự án, công trình giao thông, bao gồm cả các nội dung sử dụng hiệu quả nguồn lực, chống lãng phí, Bộ trưởng yêu cầu “dứt khoát phải kéo giảm tổng mức đu tư dự án”. 

Được biết, từ đu năm đến nay, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (QLXD&CLCTGT) đã tham mưu cho B ban hành 88 văn bản chỉ đo, điu hành, trong đó có 45 văn bn liên quan đến quản lý tiến độ, chất lượng công trình xây dựng. “Các văn bản chỉ đo, điều hành của Bộ đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc khắc phục tình trạng chậm tiến độ, kém chất lượng. Hầu hết các dự án, công trình đu đáp ứng tiến độ, chất lượng yêu cầu, một số gói thầu vượt tiến độ hợp đồng”, Cục trưởng Trần Xuân Sanh nói. 

Một trong những nguyên nhân dẫn đến suất đầu tư còn cao là do thiết kế độ dư an toàn lớn
Một trong những nguyên nhân dẫn đến suất đầu tư còn cao là do thiết kế độ dư an toàn lớn

Nhấn mạnh rõ suất đu tư cu đường của mình lớn, Bộ trưng Đinh La Thăng cũng chỉ rõ một trong những nguyên nhân là thiết kế đ dư an toàn lớn. Thuỷ văn, động đất chả có cũng đưa vào. Vẫn còn tư duy “thích thiết kế đ tăng khi lượng cho nhà thầu, nhà đu tư”.

“Phải rà soát lại, dứt khoát đưng bé vưt đường to. Tính toán trong phê duyệt có đường gom và hầm dân sinh, không làm nút giao lập thể. Vụ KHCN rà soát lại để ban hành tiêu chuẩn. Những đon đường nào không nhất thiết không nhất thiết phải thiết kế tối đa. Cục QLXD&CLCTGT cần tiếp tục rà soát định mức đơn giá như thế nào. Ai phê duyệt dự án không hiệu quả, ngưi đấy phải chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng chỉ đạo. 

Liên quan đến việc đánh giá, phân loại, xếp hạng nhà thầu, tư vấn, thiết kế, Bộ trưởng yêu cầu “phải làm sao để biến đưc đánh giá phân loại, xếp hạng nhà thầu, tư vấn, thiết kế thành chế tài. Phải có quyết định cá biệt là cấm 1 thời gian nào đó đối với những đơn v không đạt yêu cầu chất lượng. Nhà thầu nào tiếp tục ký hợp đồng với đơn vị này phải bị phạt… chứ như vừa rồi mới chỉ đánh giá, xếp hạng để nhà thầu, chủ đu tư tham khảo”. 

“Ngay trong tháng 1/2015, từng đơn vị một phải hoàn tất việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật, đề xuất những văn bản cần bổ sung. Phải thực hiện đột phá về thể chế chính sách để tạo thuận lợi cho ngưi dân, DN, thúc đẩy vận tải phát triển, nâng chất lượng, hiệu quả đu tư công trình đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước”, Bộ trưởng nêu rõ.

Thanh Bình

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.