Y tế

Bộ Y tế bỏ đo huyết áp trước tiêm vaccine Covid-19, trừ những đối tượng này

10/09/2021, 13:44

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, việc đo huyết áp chỉ áp dụng với người có tiền sử tăng huyết áp/huyết áp thấp, có bệnh nền tim mạch...

Ngày 10/9, Bộ Y tế chính thức ban hành Quyết định 4355 về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, khi khám sàng lọc trước khi tiêm chủng, bên cạnh việc hỏi tiền sử bệnh người đến tiêm, các cơ sở sẽ tiến hành đánh giá lâm sàng, gồm: đo thân nhiệt, huyết áp, đo mạch, đếm nhịp thở.

img

Chỉ đo huyết áp trước tiêm vaccine Covid-19 với người có bệnh nền, tiền sử huyết áp, trên 65 tuổi

Tuy nhiên, việc đo huyết áp chỉ áp dụng đối với người có tiền sử tăng huyết áp/huyết áp thấp và có bệnh nền liên quan bệnh lý tim mạch, trên 65 tuổi; đo mạch, đếm nhịp thở với người suy tim, hoặc phát hiện bất thường đau tim, khó thở.

Như vậy, tất cả người đến tiêm (trừ các đối tượng nêu trên) chỉ cần đo nhiệt độ.

Cũng theo Hướng dẫn của Bộ Y tế, các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; Người có bệnh nền, bệnh mạn tính; Người mất tri giác, mất năng lực hành vi; Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu; Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.

Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Nhiệt độ <35,5 độ C và 37,5 độ C. Mạch: < 60 lần/phút hoặc 100 lần/phút. Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế) Nhịp thở 25 lần/phút.

Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng: Người có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng; Người đang mắc bệnh cấp tính; Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Chống chỉ định tiêm chủng: Tiền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng Covid-19 cùng loại (lần trước); Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất...

Bộ Y tế đã 4 lần cập nhật hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng.

Quyết định lần này được điều chỉnh trước ý kiến từ nhiều chuyên gia y tế về việc đo huyết áp với người có sức khỏe bình thường, ổn định trước tiêm vaccine là điều không cần thiết, làm chậm tiến độ tiêm chủng cũng như làm mất cơ hội tiêm chủng do hội chứng "áo choàng trắng" thường gặp (do lo lắng gây nên tăng huyết áp).

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.