Hồ sơ tài liệu

Campuchia lại "nịnh bợ" Trung Quốc về Biển Đông?

25/08/2016, 13:21
image

Campuchia đã ra mặt yêu cầu loại bỏ nội dung về tranh chấp Biển Đông trong cuộc họp ASEAN vào tháng 9 tới.

lo-ngai-tu-campuchia-tu-con-no-thanh-con-tot-cua-t

Campuchia đã ra mặt yêu cầu loại bỏ nội dung về tranh chấp Biển Đông trong cuộc họp ASEAN vào tháng 9 tới.

Tờ Cambodia Daily ngày 24/8 đưa tin, Quốc hội Campuchia sẽ kiến nghị lên các quan chức ASEAN loại bỏ nội dung liên quan đến các tranh chấp hàng hải trên Biển Đông trong tuyên bố chung sắp tới của Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPA). Nhiều nhà phân tích và nhà ngoại giao cho rằng động thái này một lần nữa sẽ đe dọa sự gắn kết trong khu vực.

Yêu cầu trên là sự can thiệp mới nhất của Campuchia trong vấn đề Biển Đông kể từ năm 2012. Campuchia hiện vẫn từ chối tham gia cùng các thành viên ASEAN khác trong việc đưa ra tuyên bố chung về tranh chấp Biển Đông, cụ thể là việc Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền.

Xem thêm video:

Hôm 24/8, ông Cheam Yeap, Nghị sĩ Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) xác nhận rằng Quốc hội nước này sẽ yêu cầu người đứng đầu của AIPA không đề cập đến cuộc xung đột trên biển trong tuyên bố chung dự định được phát hành trong cuộc họp tháng 9 tại Lào.

Ông Yeap cho biết, ông cũng không chắc liệu thư ký chung của AIPA có chú ý đến yêu cầu của Quốc hội không. Song ông đã nhấn mạnh lại quan điểm của Thủ tướng Hun Sen cho rằng các nước liên quan trong tranh chấp cần đàm phán trực tiếp với Trung Quốc để tìm ra giải pháp thích hợp nhất.

“Tôi hoàn toàn đồng ý với các đề xuất và báo cáo của Chính phủ Campuchia và Thủ tướng Hun Sen cho rằng việc Campuchia duy trì sự thống nhất và chủ quyền lãnh thổ là điều đúng đắn”, ông Yeap nói.

Trước sự kiện này, nhiều nhà phân tích và ngoại giao cho rằng việc Campuchia nhận viện trợ nửa tỷ USD từ Trung Quốc trong tháng 7 vừa qua trước sự trỗi dậy của phán quyết Biển Đông đã làm suy yếu sự thống nhất của ASEAN.

Ông Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á tại Học viện Quốc phòng Úc cho biết: “Nếu Campuchia tiếp tục hành động có lợi cho Trung Quốc trong khối ASEAN thì ASEAN sẽ xem xét việc thay đổi sự đồng thuận của quyết định theo hướng đưa ra quyết định về kinh tế: lấy ý kiến đa số và thiểu số để quyết định”.

Ông Thayer còn nhấn mạnh, nếu Campuchia tiếp tục cản trở thủ tục tố tụng, lợi ích trong khối ASEAN của nước này “có thể sẽ bị quản chế, đình chỉ hoặc thu hồi”.

Trước đó, trong một bài phát biểu hôm 22/8, Thủ tướng Hun Sen đã bác bỏ yêu cầu Campuchia ra khỏi ASEAN vì lập trường của nước này tại Biển Đông. “Tôi nhắc lại rằng Hun Sen này sẽ không để cho Campuchia phải rời khỏi ASEAN”, ông tuyên bố.  

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.