Xã hội

Cần bổ sung doanh nghiệp thực hiện bảo hiểm tàu cá ở các tỉnh

29/08/2017, 14:48

Do hướng dẫn chậm, các doanh nghiệp bảo hiểm không tiếp tục thực hiện bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP...

Cong-ty-dong-tau-dom-doi-dua-bo-NN&PTNT-va-ngu-dan

Tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định bị hư hỏng, nằm bờ nhiều tháng nay.

Phát biểu tại Hội thảo "Sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP - Những vấn đề cần đặt ra" được tổ chức tại TP Đà Nẵng sáng 29/8, ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT) cho biết, Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mang tính đột phá, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của ngư dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tái cơ cấu ngành thủy sản.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số vướng mắc, các hạng mục đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão chưa đồng bộ, khu nuôi trồng thủy sản tập trung còn hạn chế. Cảng cá, khu neo đậu chưa kịp thời đáp ứng được sự phát triển mạnh về số lượng lẫn kích thước tàu cá.

Can-bo-sung-doanh-nghiepthuc-hien-bao-hiem-tau-ca

Toàn cảnh hội thảo Sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP - Những vấn đề cần đặt ra" diễn ra tại Đà Nẵng sáng nay.

"Do lần đầu triển khai đóng tàu vỏ thép nên ngư dân còn lúng túng chọn cơ sở đóng tàu, tư vấn thiết kế, giám sát thi công... dẫn đến nhiều tàu vỏ thép của ngư dân Ninh Thuận, Bình Định, Quảng Nam, Thanh Hóa bị hư hỏng, gỉ sét" - ông Trung nói.

Can-bo-sung-doanh-nghiepthuc-hien-bao-hiem-tau-ca1

Theo ông Lại Xuân Môn, phải thực hiện các quy trình, bảo đảm tính công khai, minh bạch, truy trách nhiệm của các bên như thế nào khi để xảy ra sự cố tàu hỏng.

Cũng theo ông Trung, hiện nay do chính sách bảo hiểm hướng dẫn chậm, các doanh nghiệp bảo hiểm không tiếp tục thực hiện bảo hiểm theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP nên gặp nhiều vướng mắc. Từ đầu năm 2017 đến nay làm cho các ngân hàng thương mại không tiến hành giải ngân cho các tàu đang đóng. Trường hợp ngư dân có tàu đã đóng xong nhưng do không có bảo hiểm nên không đi biển được. Cần bổ sung thêm doanh nghiệp thực hiện bảo hiểm trên địa bản của mỗi tỉnh thay vì chỉ có một doanh nghiệp như hiện nay để ngư dân lựa chọn.

Theo ông Lại Xuân Môn, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, cần phải quan tâm đến việc đào tạo, hướng dẫn thuyền viên vận hành con tàu, hỗ trợ thiết bị đi biển dài ngày. Bên cạnh những thành quả đạt được, còn 40 con tàu bị hỏng hóc máy móc, gỉ sét... phải nằm bờ. "Thời gian tới, chúng ta phải thực hiện các quy trình, bảo đảm tính công khai, minh bạch, truy trách nhiệm của các bên như thế nào khi để xảy ra sự cố tàu hỏng" - ông Môn nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.