Khám phá

Cận cảnh 10 ngày “giải phẫu” khảo cổ Thiên hạ đệ nhất hùng quan

17/05/2018, 08:05
image

Sau 10 ngày “giải phẫu” khảo cổ, di tích Hải Vân Quan đã xuất lộ bậc cấp bằng đá, móng cổng thời Minh Mạng...

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

Hố khai quật gần chân cổng vòm "Thiên hạ đệ nhất hùng quan", thuộc di tích Hải Vân Quan

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, vị trí di tích Hải Vân Quan đang được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp thực hiện khai quật khảo nằm ở khu vực dưới chân cổng vòm có dòng chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.

Đến cuối giờ chiều 16/5, 10 người thuộc đoàn khảo cổ học vẫn đang tiếp tục mở rộng vị trí thực hiện công tác khai quật khảo cổ. Diện tích vừa khai quật sau 10 ngày (5- 15/5) khoảng 100m2, trong đó khu vực hố móng sát cửa vòm “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (cửa ải hùng vĩ nhất dưới vòm trời) đã được đào xuống tầm 2m, phát lộ vết tích nền móng từ thời Minh Mạng…

 CLIP: Cận cảnh 10 ngày "giải phẫu" khảo cổ tại di tích Hải Vân Quan

Ông Hoàng Văn Thưởng, cán bộ nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại hiện trường cho biết, vị trí hố vừa được đào sâu tầm 2m phát lộ những vết tích tầng móng có từ thời Minh Mạng (xây năm 1826). Bên cạnh đó, có rất nhiều vết tích mới của thời Mỹ- Ngụy xây chồng thêm lên trên để làm đồn phòng thủ…

Theo ông Thưởng, di tích Hải Vân Quan chủ yếu quan trọng nhất là 2 cổng: “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” quay về hướng Bắc (hướng ra phía tỉnh Thừa Thiên- Huế) và cổng “Hải Vân Quan” quan về hướng Nam (hướng vào TP Đà Nẵng). Đây là những kiến trúc cơ bản nhất của di tích Hải Vân Quan, còn những công trình bổ trợ chỉ là những công trình đường đi lối lại, những kiến trúc bên ngoài, bổ trợ cho di tích chính.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đợt khai quật lần này được thực hiện nhằm mục đích làm phát lộ các dấu vết của tường thành, bậc cấp, đồn phòng thủ của Hải Vân Quan, phục vụ cho việc nghiên cứu và xây dựng dự án quy hoạch trùng tu tổng thể công trình. Công tác khai quật được tiến hành từ ngày 5/5- 3/9 trên diện tích 600 m2. Trong thời gian khai quật, các cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích.

Những hiện vật thu giữ trong quá trình khai quật tạm lưu giữ ở Bảo tàng cổ vật cung đình Huế để bảo quản, tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc. Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế và Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng có trách nhiệm đề xuất phương án phân chia hiện vật trình Bộ trưởng Bộ VHTT&DL xem xét, quyết định. Kết thúc đợt khai quật, chậm nhất 3 tháng, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Bảo tàng lịch sử quốc gia phải có báo cáo sơ bộ và sau 1 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa.

Hải Vân Quan là cụm trong trình phòng thủ của triều Nguyễn, tọa lạc trên núi Hải Vân ở độ cao 490m, ngày nay thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên- Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Trong lịch sử, đây là một trong những cửa ải quan trọng của Việt Nam, được sự quan tâm đặc biệt của nhiều triều đại. Các triều Trần, Hồ, Lê, Mạc đều đặt đồn phòng thủ tại đây. Thời Lê Trung Hưng, chúa Nguyễn Hoàng đã xem vị trí này là “yết hầu của xứ Thuận Quảng”. Hoàng đế Gia Long ngay sau khi lên ngôi đã điều quân đến Ải Vân Quan đặt các đồn lính để canh giữ.  

Năm 1826, vua Minh Mạng cho xây dựng Hải Vân Quan như một pháo đài quân sự để phòng thủ ở cửa ngõ phía Nam của Kinh đô. Năm 1837, khi đúc Cửu đỉnh- một biểu tượng về sự trường tồn và thống nhất- Hải Vân Quan được khắc vào dụ đỉnh. Hải Vân Quan là một cụm kiến trúc bào gồm 2 cửa vòm; nhà trú sở (nơi làm việc, sinh hoạt của viên quan trấn thủ); vũ khố (kho hỏa dược và diêm tiêu), cùng hệ thống thành lũy. Trong đó, cửa vòm “Hải Vân Quan” quay về hướng Nam, cửa vòm “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” quay về hướng Bắc. Tên gọi Thiên hạ đệ nhất hùng quan (cửa ải hùng vĩ nhất dưới vòm trời) cũng đã nêu lên tính chất của cửa ải này. Bên trong và ngoài của pháo đài bố trí sung thần công và kính thiên lý với mục đích canh phòng, trấn thủ.

Hải Vân Quan ngày nay là một di tích kiến trúc quân sự có giá trị đặc biệt về lịch sử, quân sự, kiến trúc cảnh quan. Công trình này đã được Bộ VHTT&DL xếp hạng là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 1531/QĐ-BVHTTDL ngày 14/4/2017.

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

Khu vực đang khai quật khảo cổ được "quây" kín

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

Vị trí khai quật nằm dưới chân cổng vòm "Thiên hạ đệ nhất hùng quan"

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

Sau 10 ngày đầu tiên thực hiện, đơn vị khảo cổ đã khai quật được 100m2 trên tổng số 600m2

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

Hố khai quật khảo cổ sâu nhất ở khu vực cổng vòm "Thiên hạ đệ nhất hùng quan"

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

Cổng vòm "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" quay về hướng Bắc là một trong 2 cổng vòm quan trọng thuộc di tích Hải Vân Quan

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

Vị trí này phát lộ những vết tích tầng móng có từ thời Minh Mạng

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

Khu vực khai quật cũng được căng dây chỉ giới đỏ, đất đào lên được xe rùa đẩy lên vị trí tập kết, còn đá được xếp ngay ngắn gần mép hố khai quật

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

Bên cạnh đó, có rất nhiều vết tích mới của thời Mỹ- Ngụy xây chồng lên trên để làm đồn phòng thủ

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

Công tác khai quật khảo cổ di tích Hải Vân Quan được thực hiện từ ngày 5/5- 3/9 trên tổng diện tích 600m2

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

Hố khai quật khảo cổ khu vực cổng vòm "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" đã được đào sâu xuống tầm 2m

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

Đợt khai quật nhằm mục đích làm phát lộ các dấu vết của tường thành, bậc cấp, đồn phòng thủ của Hải Vân Quan, phục vụ nghiên cứu và xây dựng dự án quy hoạch trùng tu tổng thể công trình

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

Kết thúc đợt khai quật chậm nhất 3 tháng, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phải có báo cáo sơ bộ...

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

... và sau 1 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

Đơn vị khảo cổ tiếp tục khai quật trong phạm vi đã được cáp phép

Can- canh- 10- ngay- giai- phau- Thien- ha- de- nh

Những hiện vật thu giữ trong quá trình khai quật được tạm lưu giữ ở Bảo tàng cổ vật cung đình Huế để bảo quản, tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.