Ứng dụng

Cận cảnh 2 máy bay tuần tra cánh bằng hạ cánh ở Trường Sa

26/06/2015, 05:47
image

Việt Nam đã dùng nhiều loại máy bay tuần tra Trường Sa, chỉ hai loại máy bay cánh bằng hạ cánh được tại đây.

1.1
Ngày 12/5/2005, máy bay tuần tra M28 của Không quân Nhân dân Việt Nam đã hạ cánh thành công xuống sân bay trên đảo Trường Sa lớn (quần đảo Trường Sa). Đây được xem là lần đầu tiên một máy bay cánh bằng hạ cánh được xuống sân bay có đường băng ngắn trên đảo Trường Sa lớn.
1.2
M28 là một loại máy bay vận tải - chở khách hạng nhẹ trang bị 2 động cơ cánh quạt và 2 cánh gió đuôi thẳng đứng. Ngoài phiên bản vận tải, M28 có một biến thể máy bay trinh sát - tuần thám biển dùng cho quân sự được định danh M28. Đặc điểm nhận biết giữa 2 phiên bản này là máy bay có một "cái bướu" khá lớn dưới bụng.
1.3
M28 được trang bị radar có tầm quét 160 km, có thể theo dõi đồng thời 30 mục tiêu, chủ yếu dùng để phát hiện tàu nổi. Máy bay phát hiện tàu ngầm bằng cách dò từ trường phát ra từ vỏ tàu hoặc bằng thiết bị dò tia hồng ngoại (FLIR) và thả phao định vị sóng âm.
1.4
Động cơ cánh quạt trang bị cho M28 là loại PT6A-65B do Pratt & Whitney Canada sản xuất có công suất 820 kW (1.100 shp) mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 350 km/h; tầm hoạt động 1.365 km khi nạp đầy nhiên liệu và mang theo tải trọng 1.000 kg; trần bay 7.620 m.

 Nguồn video: YouTube 

1.5
Tính đến thời điểm hiện tại, ngoài M28, thủy phi cơ DHC-6 là loại máy bay cánh bằng thứ 2 của Việt Nam hạ cánh thành công xuống sân bay trên đảo Trường Sa lớn. Được biết, trong năm 2014, DHC-6 đã 2 lần hạ cánh thành công xuống quần đảo Trường Sa.
1.6
Hồi cuối tháng 4/2014, thủy phi cơ DHC-6, mang số hiệu VNT-777, đưa các cán bộ của lực lượng Hải quân Việt Nam thăm và tuần tra đảo Trường Sa lớn. Trước đó, ngày 19/3/2014 đã trở thành dấu mốc quan trọng khi chiếc thủy phi cơ DHC-6 lần đầu tiên chở khách và hàng hóa, nhu yếu phẩm từ đất liền hạ cánh an toàn tại sân bay Trường Sa, mở ra thời kỳ mới về thiết lập cầu hàng không bằng thủy phi cơ nối đất liền với các vùng biển, đảo xa bờ.
1.7
Với hệ thống radar giám sát hàng hải ELM-2022A và hệ thống cảm biến quang - điện - hồng ngoại MiniPOP cho thấy khả năng hoạt động tuần tra của thủy phi cơ DHC-6 không hề thua kém so với những máy bay tuần tra hải quân chuyên dụng trên thế giới hiện nay.
1.8
Radar ELM-2022A có khả năng quét và theo dõi đồng thời lên tới 256 mục tiêu trên biển với hiệu suất đã được đánh giá là "tuyệt vời". Tuy nhiên, nó sẽ gặp phải thách thức thực sự khi hoạt động trên Biển Đông - một vùng biển vốn được đánh giá là đông đúc và tấp nập bậc nhất trên thế giới.
1.9
Radar ELM-2022A đã mở rộng tầm giám sát hàng hải lên tới 200 hải lý (với mục tiêu cỡ lớn) và có khả năng tương đương với hệ thống radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 (được trang bị trên nhiều máy bay chiến đấu hiện nay), cho phép hoạt động cả ở chế độ không - đối - không.
1.10
Trong khi đó, MiniPOP là một hệ thống quan sát ngày/đêm với độ phân giải cao, cung cấp hình ảnh thời gian thực, khả năng tự động ghi hình ảnh về mục tiêu, định vị trí mục tiêu với độ chính xác cao cho các nền tảng cỡ nhỏ tham gia tấn công như máy bay không người lái, các phương tiện bọc thép, phương tiện không người lái mặt đất và các tàu chiến hải quân.
1.11
Ngoài ra, MiniPOP sẽ đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho radar ELM-2022A trong việc xác định chính xác từng mục tiêu trong hàng trăm phương tiện quân, dân sự đang hoạt động trên biển.
1.12
MiniPOP được thiết kế với kiến trúc mở để có thể mang tới 4 cảm biến. Một cấu hình hệ thống cơ bản có thể phóng đại ảnh màu liên tục bằng một camera ban ngày và một camera ảnh nhiệt. Một con trỏ laser, máy ghi hình tự động và đầu dò laser có thể hoạt động kết hợp để tạo ra thêm nhiều chức năng. Hệ thống cảm biến này thường được sử dụng để theo dõi và dẫn đường tấn công cho tên lửa Helfire trên các phương tiện quân sự của Mỹ và NATO hiện nay.
1.13
DHC-6 là loại thủy phi cơ có chi phí hoạt động thấp, bán kính hoạt động lớn. Các máy bay này mang lại khả năng hoạt động tốt hơn cho Hải quân Việt Nam trong việc nhận biết các tình huống trên biển và trên không. Qua đó, kịp thời có nhữg hành động phù hợp để đảm bảo giữ vùng vùng trời, vùng biển và hải đảo của Tổ quốc.

 Thủy phi cơ DHC-6 cất hạ cánh thành công tại Trường Sa - Nguồn video: Vietnamnet

1.14
Ngoài 2 loại máy bay cánh bằng nói trên, ngay từ năm 1988, cường kích Su-22M số hiệu 5815 do phi công Vũ Xuân Cương điều khiển đã thực hiện thành công chuyến bay từ Phan Rang ra tuần tra Trường Sa. Đây là lần đầu tiên máy bay chiến đấu của Không quân Nhân dân Việt Nam bay ra tuần tiễu bảo vệ Trường Sa.
1.15
Sau này là những chiến đấu cơ thế hệ mới như Su-27SK/PU, Su-30MK2 thường xuyên thực hiện những chuyến bay tuần tra bảo vệ quần đảo Trường Sa và vùng biển phía Nam của Tổ quốc, theo Đất Việt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.